-
Bài tập 1 trang 153 SGK Sinh học 9
Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần sinh thái đó
-
Bài tập 2 trang 153 SGK Sinh học 9
Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi sinh vật, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gợi ý về thức ăn như sau:
- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu
- Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu
- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu
- Gà ăn cây cỏ và châu chấu
- Cáo ăn thịt gà
- ... (Dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan niệm hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).
-
Bài tập 9 trang 93 SBT Sinh học 9
Hệ sinh thái là gì?
-
Bài tập 11 trang 94 SBT Sinh học 9
Trong tự nhiên có những nhóm hệ sinh thái chính nào?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 6 trang 95 SBT Sinh học 9
Mắt xích trong chuỗi thức ăn là gì? Cho ví dụ?
-
Bài tập 7 trang 95 SBT Sinh học 9
Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn "đồng cỏ" là gì?
-
Bài tập 8 trang 95 SBT Sinh học 9
Bậc dinh dưỡng là gì?
-
Bài tập 9 trang 95 SBT Sinh học 9
Giả sử một quần xã có các sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, cáo, hổ, mèo rừng, vi sinh vật.
Hãy vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn có thể có trong quần xã đó.
-
Bài tập 10 trang 95 SBT Sinh học 9
Nêu ví dụ về một hệ sinh thái. Hãy cho biết, trong hệ sinh thái đó có những thành phần cơ bản nào?
-
Bài tập 12 trang 95 SBT Sinh học 9
Hoàn thành các chuỗi thức ăn sau cho phù hợp.
.......... -> Chuột -> ..................
.......... -> Gà -> ................
...........-> Sâu hại cây -> .................
............-> Nai -> .................
-
Bài tập 27 trang 101 SBT Sinh học 9
Một hệ sinh thái bao gồm thành phần nào sau đây?
A. Thành phần vô sinh.
B. Thành phần hữu sinh.
C. Động vật, thực vật và vi sinh vật.
D. Cả A và B.
-
Bài tập 28 trang 101 SBT Sinh học 9
Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất trong một chuỗi thức ăn?
A. Thực vật. B. Động vật.
C. Vi sinh vật. D. Cả A và B.
-
Bài tập 29 trang 101 SBT Sinh học 9
Thành phần không sống của hệ sinh thái gồm
A. các chất vô cơ như nước, không khí...
B. các chất mùn bã.
C. các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 30 trang 101 SBT Sinh học 9
Thành phần sống của hệ sinh thái gồm
A. thực vật. B. động vật.
C. vi sinh vật. D. cả A, B và C.
-
Bài tập 31 trang 101 SBT Sinh học 9
Sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 1?
A. Châu chấu. B. Bò, trâu.
C. Hổ, báo. D. Cả A và B.
-
Bài tập 32 trang 101 SBT Sinh học 9
Sinh vật nào sau đây là sinh vật ăn thịt?
A. Cây nắp ấm. B. Bò.
C. Cừu. D. Thỏ.
-
Bài tập 33 trang 102 SBT Sinh học 9
Sinh vật nào sau đây thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn?
A. Thực vật.
B. Động vật ăn thực vật.
C. Động vật ăn thịt.
D. Vi sinh vật phân giải.
-
Bài tập 34 trang 102 SBT Sinh học 9
Chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên được hình thành trên cơ sở mối quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ cạnh tranh về chỗ ở giữa các loài sinh vật.
B. Quan hệ sinh sản giữa các cá thể cùng loài.
C. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật.
D. Quan hệ hội sinh giữa các loài sinh vật.
-
Bài tập 37 trang 102 SBT Sinh học 9
Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Trong tự nhiên, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Chuỗi thức ăn là một dãy các sinh vật có quan hệ .....................với nhau.