Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 9 chương Nhiễm sắc thể Bài 10: Giảm phân giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 33 SGK Sinh học 9
Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
-
Bài tập 2 trang 33 SGK Sinh học 9
Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?
-
Bài tập 3 trang 33 SGK Sinh học 9
Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.
-
Bài tập 4 trang 33 SGK Sinh học 9
Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
a) 2.
b) 4.
c) 8.
d) 16.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 3 trang 22 SBT Sinh học 9
Ở người, bộ NST 2n = 46. Một tinh bào bậc 1 bước vào quá trình giảm phân.
1. Khi tế bào bước vào lần phân bào I bình thường:
- Số NST kép ở kì đầu là bao nhiêu?
- Số NST kép ở kì giữa là bao nhiêu?
- Số NST kép đang phân li về 1 cực tế bào là bao nhiêu?
- Khi kết thúc lần phân bào I thì mỗi tế bào con mang bao nhiêu NST kép?
2. Khi các tế bào con chuyển sang lần phân bào II bình thường:
- Số NST kép và số tâm động ở kì giữa của mỗi tế bào con là bao nhiêu?
- Số NST đơn và số tâm động ở kì sau của mỗi tế bào là bao nhiêu?
- Số NST đơn ở mỗi tế bào con được tạo thành khi kết thúc lần phân bào II là bao nhiêu?
-
Bài tập 4 trang 23 SBT Sinh học 9
Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8.
1. Một nhóm tế bào sinh dục ruồi giấm mang 128 NST kép. Nhóm tế bào này đang ở kì nào? Với số lượng bao nhiêu? Cho biết mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau.
2. Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 512 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc lần phân bào II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
3. Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành?Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của các nhóm tế bào trên đều diễn ra bình thường.
-
Bài tập 6 trang 25 SBT Sinh học 9
1. Một tế bào sinh dục mang 1 cặp NST tương đồng kí hiệu là A và a, khi hoàn tất quá trình giảm phân cho mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?
2. Một tế bào sinh dục mang 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là : A ~ a ; B ~ b, qua giảm phân có thể cho ra mấy loại giao tử?
3. Một tế bào sinh dục mang 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là : A ~ a ; B ~ b ; D ~ d, qua giảm phân có thể cho ra mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu?
-
Bài tập 7 trang 25 SBT Sinh học 9
1. Tế bào lưỡng bội của một loài mang 1 cặp NST tương đồng trên đó có 2 cặp gen dị hợp sắp xếp như sau: \({{AB} \over {ab}}\). Qua giảm phân, tế bào của loài đó cho ra mấy loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử là bao nhiêu?
2. Tế bào lưỡng bội của một loài mang 2 cặp NST tương đồng. Cặp I mang 1 cặp gen Aa. Cặp II mang 2 cặp gen dị hợp kí hiệu: \({{BD} \over {bd}}\). Qua giảm phân tế bào này cho mấy loại giao tử và tỉ lệ của mỗi loài là bao nhiêu?
Biết rằng, quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
-
Bài tập 8 trang 26 SBT Sinh học 9
Ở lợn, bộ NST lưỡng bội 2n = 38. Khi giảm phân hình thành giao tử, bộ NST này thay đổi vé số lượng, trạng thái đơn và kép.
Xác định số NST theo trạng thái của nó trong:
1. Kìgiữa I.
2. Kì cuối I khi 2 tế bào con được tạo thành.
3. Kì giữa II.
4. Kì sau II.
5. Kì cuối II khi quá trình phân bào kết thúc.
-
Bài tập 9 trang 26 SBT Sinh học 9
Ở trâu, có bộ NST lưỡng bội 2n = 50.
1. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 400 NST kép đang tiếp hợp với nhau thành từng cặp.
- Nhóm tế bào trâu đang ở kì nào của giảm phân?
- Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
2. Nhóm tế bào trâu thứ hai cũng đang giảm phân có 800 NST đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo.
- Nhóm tế bào trâu đang ở kì nào của giảm phân?
- Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
3. Nhóm tế bào trâu thứ ba cũng đang giảm phân có 1600 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào.
- Nhóm tế bào trâu đang ở kì nào của giảm phân ?
- Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu ?
- Nếu nhóm tế bào trên hoàn tất quá trình giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
Cho biết, mọi diễn biến của các tế bào trong 1 nhóm đều giống nhau.
-
Bài tập 3 trang 27 SBT Sinh học 9
Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra trong kì nào của giảm phân?
A. Kì sau của lần phân bào I. B. Kì cuối của lần phân bào I.
C. Kì cuối của lần phân bào n. D. Kì sau của lần phân bào II.
-
Bài tập 21 trang 30 SBT Sinh học 9
Một loài có 2n = 38. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào của loài đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở kì nào trong số các trường hợp dưới đây:
A. Kì đầu II của giảm phân.
B. Kì đầu của nguyên phân.
C. Kì cuối II của giảm phân.
D. Kì đầu I của giảm phân.
-
Bài tập 22 trang 30 SBT Sinh học 9
Tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm có 8 NST. Cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST có thể tạo ra mấy loại giao tử?
A. 8. B. 32.
C. 4. D. 16.
-
Bài tập 23 trang 31 SBT Sinh học 9
Ở lợn, bộ NST lưỡng bội 2n = 38. Một tế bào sinh dục của lợn khi ở kì giữa I có bao nhiêu NST?
A. 19 NST kép. B. 38 NST kép.
C. 38 NST đơn. D. 76 NST kép.
-
Bài tập 24 trang 31 SBT Sinh học 9
Ở lợn, bộ NST lưỡng bội 2n = 38. Một tế bào sinh dục của lợn khi ở kì sau II có bao nhiêu NST?
A. 19 NST kép. B. 38 NST kép.
C. 38 NST đơn. D. 76 NST kép.
-
Bài tập 25 trang 31 SBT Sinh học 9
Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 400 NST kép đang tiếp cận với thoi phân bào. Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
A. 4 tế bào. B. 6 tế bào.
C. 8 tế bào. D. 10 tế bào.
-
Bài tập 26 trang 31 SBT Sinh học 9
Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 1600 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào. Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
A. 16 tế bào. B. 24 tế bào.
C. 28 tế bào. D. 32 tế bào.
-
Bài tập 27 trang 31 SBT Sinh học 9
Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở
A. kì đầu. B. kì giữa.
C. kì sau. D. kì cuối.
-
Bài tập 29 trang 31 SBT Sinh học 9
Một tế bào sinh dục mang 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là : A ~ a ; B ~ b, qua giảm phân có thể cho ra những loại giao tử nào
A. AB, Ab, aB, Bb. B. AB, Aa, aB, ab.
C. AB, Ab, aB, ab. D. AA, Ab, aB, ab.
-
Bài tập 30 trang 32 SBT Sinh học 9
Một tế bào sinh dục mang 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là : A ~ a ; B ~ b ; D ~ d, qua giảm phân có thể cho ra những loại giao tử nào?
A. ABD, Aad, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.
B. ABD, ABb, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.
C. ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, aDd.
D. ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.
-
Bài tập 31 trang 32 SBT Sinh học 9
Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào của giảm phân rất khó quan sát NST vì
A. NST chưa tự nhân đôi.
B. NST tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh.
C. các NST tương đồng chưa liên kết thành từng cặp.
D. NST ra khỏi nhân và phân tán trong chất tế bào.
-
Bài tập 32 trang 32 SBT Sinh học 9
Sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo cho sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài động vật qua các thế hộ cơ thể diễn ra theo trật tự nào trong một thế hệ cơ thể?
A. Nguyên phân → Giảm phân → Thụ tinh.
B. Giảm phân → Nguyên phân → Thụ tinh.
C. Giảm phân → Thụ tinh → Nguyên phân.
D. Thụ tinh → Nguyên phân → Giảm phân.