OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người


Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về các phương pháp nghiên cứu di truyền người được sử dụng phổ biến hiện nay đó là nghiên cứu phả hệnghiên cứu trẻ đồng sinh. Từ đó các em sẽ hiểu được cơ sở và ý nghĩa của từng phương pháp.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những khó khăn trong nghiên cứu di truyền người

  • Các hiện tượng di truyền ở người cũng giống ở động vật như là con cái sinh ra giống bố mẹ đồng thời cũng có những chi tiết khác với bố mẹ. Tuy nhiên việc nghiên cứu di truyền ở người gặp nhiều khó khăn hơn, có 2 lí do chính như sau:
    • Người sinh sản muộn và đẻ ít con.
    • Vì lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.
  • Vì vậy, trong nghiên cứu di truyền người, các phương pháp được sử dụng phổ biến là:
    • Nghiên cứu phả hệ
    • Nghiên cứu trẻ đồng sinh

1.2. Các phương pháp nghiên cứu di truyền người

1.2.1. Nghiên cứu phả hệ

  • Phả hệ là bản ghi chép sự di truyền qua các thế hệ.
  • Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (tính trạng đó trội hay lặn, do mấy cặp gen quy định, nằm trên cùng 1 NST hay các NST khác nhau, các gen nằm trên NST thường hay NST giới tính...).
    • Ví dụ:
      • Da đen, tóc xoăn, môi dày là tính trạng trội
      • Da trắng, tóc thẳng, môi mỏng là tính trạng lặn.
      • Bạch tạng, câm điếc bẩm sinh do đột biến gen lặn.
      • Máu khó đông, mù màu, teo cơ do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định.

Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền

Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền

  • Trong nghiên cứu phả hệ người ta thường quy định một số kí hiệu để mô tả.

Một số kí hiệu dùng trong nghiên cứu phả hệ

Một số kí hiệu dùng trong nghiên cứu phả hệ

1.2.2. Nghiên cứu trẻ đồng sinh

  • Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra trong một lần sinh.
  • Trẻ đồng sinh hay gặp nhất là trẻ sinh đôi, có thể sinh đôi cùng trứng hoặc sinh đôi khác trứng.
    • Trẻ đồng sinh cùng trứng là những đứa trẻ cùng kiểu gen, cùng giới tính.
    • Trẻ đồng sinh khác trứng là những đứa trẻ khác kiểu gen, có thể cùng giới tính hoặc giới tính.

Trẻ đồng sinh

Trẻ đồng sinh

Sơ đồ sự hình thành trẻ đồng sinh

Sơ đồ sự hình thành trẻ đồng sinh

a. Trẻ đồng sinh cùng trứng

b.Trẻ đồng sinh khác trứng

  • Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh:
    • Giúp xác định sự ảnh hưởng của môi trường lên các tính trạng, tính trạng nào do kiểu gen quy định, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường. Từ đó đề ra các chế độ dinh dưỡng, chăm sóc phù hợp.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Hãy xác định tỉ lệ để con của vợ chồng 2, 3 ở thế hệ thứ III sinh ra không bị bệnh. Biết rằng gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, người thứ 4 ở thế hệ thứ II có kiểu gen đồng hợp.

Hướng dẫn giải

Gọi gen quy định tính trạng là A, a (A>a).

Vợ chồng 1, 2 ở thế hệ thứ I không bị bệnh nhưng có con sinh ra bị bệnh vậy hai vợ chồng này có kiểu gen dị hợp và gen trội là gen bình thường (A), gen lặn là gen bệnh (a).

Người thứ 3 ở thế hệ thứ II bình thường, vậy nếu có kiểu gen Aa sẽ có tỉ lệ là 2/3. Người thứ 4 ở thế hệ thứ II có kiểu gen AA, vậy người thứ 2 ở thế hệ thứ III mang kiểu gen dị hợp với tỉ lệ là 2/3 x 1/2 = 1/3.

Con của người thứ 5, 6 ở thế hệ thứ II có người bị bệnh, vậy họ có kiểu gen dị hợp nên người thứ 3 ở thế hệ thứ III mang kiểu gen dị hợp có tỉ lệ 2/3.

Như vậy tỉ lệ để con của vợ chồng 2, 3 ở thế hệ thứ III sinh ra bị bệnh là 2/3 x 1/3 x 1/4 = 1/18.

Như vậy tỉ lệ để con của vợ chồng 2, 3 ở thế hệ thứ III sinh ra không bị bệnh là 1 - 1/18 = 17/18.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 28 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Hiểu và vận dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích 1 vài tính trạng hay đột biến ở người.
  • Phân biệt được 2 trường hợp: Sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
  • Hiểu được phương pháp và ý nghĩa phương pháp trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3- 5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 81 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 81 SGK Sinh học 9

4. Hỏi đáp Bài 28 Chương 5 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 9 HỌC247

NONE
OFF