OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Ví dụ về các phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

STT Ví dụ Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
1 Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại x  
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra x  
3 Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ   x
4 Trời rét, môi tím ngắt, người run cầm cập và sởn gai ốc x  
5 Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học   x
6 Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửa   x

Nhận xét: 

  • Phản xạ không điều kiện (PXKĐK): là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

Ví dụ: khóc, cười …

  • Phản xạ có điều kiện (PXCĐK): là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Ví dụ: đạp xe đạp, đá bóng …

Thấy đèn đỏ thì dừng lại

Thấy đèn đỏ thì dừng lại     Mùa đông đến mặc áo ấm

1.2. Sự hình thành phản xạ có điều kiện

a. Hình thành phản xạ có điều kiện

* Thí nghiệm của nhà lí học người Nga I.P. Paplop: phản xạ tiết nước bọt đối với ánh sáng đèn hoặc kích thích bất kì

Thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt khi có ánh đèn

  • Bật đèn và không cho ăn → không tiết nước bọt (ánh sáng đèn là kích thích có điều kiện)
  • Cho ăn → tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn (thức ăn là kích thích không điều kiện)
  • Vừa bật đèn vừa cho ăn → tiết nước bọt (lặp lại nhiều lần) → Chỉ bật đèn → tiết nước bọt → phản xạ tiết nước bọt với kích tích là ánh sáng đã được thiết lập. 

* Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện   

  • Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
  • Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần.
  • Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ não lại với nhau.

b. Ức chế phản xạ có điều kiện

  • Với thí nghiệm trên:
    • Phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành.
    • Nếu không được củng cố thì phản xạ dần mất đi, ánh đèn trở nên vô nghĩa không gây tiết nước bọt nữa.
  • Ức chế phản xạ có điều kiện:
    •  Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố → phản xạ mất dần.
  • Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện:
    • Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi
    • Hình thành các thói quen tập tính tốt.

1.3. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Tính chất của phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ có điều kiện

- Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

- Bẩm sinh

- Bền vững

- Có tính chất di truyền, mang tính chủng loại

- Số lượng có hạn

- Cung phản xạ đơn giản

- Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống

- Trả lời kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện

- Được hình thành ngay trong đời sống

- Dễ bị mất đi khi không củng cố

- Có tính cá thể, không di truyền

- Số lượng không hạn định

- Hình thành đường liên hệ tạm thời

- Trung ương nằm ở vỏ não

  • Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:
    • Phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện
    • Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn)
ADMICRO
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 52 Sinh học 8

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 52 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 52 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 168 SGK Sinh học 8

Bài tập 2 trang 168 SGK Sinh học 8

Bài tập 3 trang 168 SGK Sinh học 8

Bài tập 10 trang 104 SBT Sinh học 8

Bài tập 11 trang 104 SBT Sinh học 8

Bài tập 18 trang 107 SBT Sinh học 8

Bài tập 19 trang 107 SBT Sinh học 8

Bài tập 35 trang 111 SBT Sinh học 8

3. Hỏi đáp Bài 52 Sinh học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 8 HỌC247

NONE
OFF