OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 8 Bài 44: Thực hành Tìm hiểu chức năng (Liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống


Trong bài này các em sẽ được hướng dẫn tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu chức năng của tủy sống và nghiên cứu cấu tạo của tủy sống từ đó thấy được mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  • I. Mục tiêu

  • Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định
  • Từ các kết quả quan sát được:
    • Nêu được chức năng của tủy sống, đồng thời
    • Phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tủy sống
    • Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống qua hình vẽ để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng

II. Phương tiện dạy học

  • Mẫu vật: 1 con ếch (cóc)
  • Dụng cụ:
    • Bộ đồ mổ, giá treo ếch
    • Dung dịch HCl 0.3%, 1%, 3%
    • Cốc nước lã, đĩa kính đồng hồ
    • Bông thấm nước

III. Nội dung và cách tiến hành

1. Tìm hiểu chức năng của tủy sống

  • Kĩ thuật hủy não để có ếch tủy:

Hủy tủy ếch

  • Cầm ếch trong tay trái
  • Ngón cái, ngón giữa cầm dọc 2 bên thân ếch đến ngang “ nách”
  • Ngón trỏ đặt trên sống lưng ếch
  • 2 ngón còn lại giữ chặt 2 chân sau của ếch
  • Tay phải cầm kim nhọn, đặt mũi kim sát trên da giữa sọ não. Đẩy nhẹ mũi kim sát xương sọ (chính giữa – một hố khớp đầu cổ), dựng đứng kim và xoáy nhẹ (ban đầu ếch có phản ứng che mặt)
  • Chúc đầu ếch xuống đất, xoay mũi kim hướng về đầu để luồn kim vào phá não
  • Treo ếch lên giá ( như hình dưới) và tiến hành thí nghiệm 1,3, 4, 5, 6, 7

Treo ếch lên giá

 


 

 

Bước thí nghiệm

 

Điều kiện thí nghiệm

 
 

Số thí nghiệm (Theo SGK)  

 

Cường độ và vị trí kích thích

 

Kết quả quan sát

 
 

I. 

HS tiến hành theo nhóm

 

Ếch đã hủy não để nguyên tủy.

1

Kích thích nhẹ 1 chi (chẳng hạn chi sau bên phải) bằng HCl  0,3%.

 

Co chi bị kích thích

3 Kích thích chi đó mạnh hơn bằng HCl 3%.

Bốn chi co, toàn thân

II. 

HS tiến hành theo nhóm

Cắt Ngang tủy (ở đôi dây thần kinh da giữa lưng 1 và 2)
4

Kích thích rất mạnh chi sau bằng HCl  3%.

 

Chi sau co

5

-Kích thích rất mạnh chi trước bằng HCl  3%.

Chi trước co, chi sau không co

III. 

HS tiến hành theo nhóm

Hủy tủy ở trên vết cắt ngang. 

6

-Kích thích rất mạnh chi trước bằng HCl  3%.

 

Chi trước không co

7

-Kích thích rất mạnh chi sau bằng HCl  3%.

Chi sau co

Cắt ngang tủy ếch

  • Từ kết quả thí nghiệm 1 và 3 rút ra kết luận:
    • Tuỷ sống có nhiều căn cứ TK điều khiển sự vận động của các chi
    • Các căn cứ đó phải có sự liên hệ nhau theo các đường liên hệ dọc( Vì khi kích thích mạnh chi dưới mà cả chi dưới và chi trên đều co) 
  • Từ kết quả thí nghiệm 4 và 5 rút ra kết luận:
    • Khẳng định sự liên hệ giữa các căn cứ  thần kinh lẫn nhau
  • Từ kết quả thí nghiệm 6 và 7 rút ra kết luận:
    • Khẳng định tủy sống có nhiều căn cứ thần kinh sự vận động của các chi.

IV. Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống

Cấu tạo tủy sống

1/ Cấu tạo ngoài

  • Vị trí: Bắt đầu từ đốt sống cổ I và tận cùng ở  đốt sống thắt lưng III.
  • Hình dạng và kích thước: Hình trụ, dài khoảng 50 cm, rộng 1cm. Có hai chỗ phình ở cổ và ở thắt lưng, nơi xuất phát của các dây thần kinh liên quan đến tay và chân.
  •  Màu sắc: Màu trắng bóng.
  • Màng tủy: Có 3 lớp : màng cứng, màng nhện, màng nuôi ⇒ Bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống

2/ Cấu tạo trong

  • Chất xám : Ở trong, một cột dài có hình cánh bướm. Do thân và sợi nhánh của nơron tạo thành.
  • Chất trắng: Ở ngoài, bao quanh chất xám. Do sợi trục của nơron tạo thành.

3/ Chức năng

  • Chất xám: Là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện.
  • Chất trắng: Là các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh trong tủy sống với nhau và với não bộ.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

Lời kết

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được chức năng của tủy sống, các thành phần cấu tạo của tủy sống.
  • Trình bày được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của tủy sống

 Nếu có gì khó khăn về Thực hành tìm hiểu chức năng của tủy sống . Các em vui lòng đặt câu hỏi nằm trong phần hỏi đáp về Thực hành tìm hiểu chức năng của tủy sống để cộng đồng sinh học của HOC247 sẽ sớm giải đáp cho các em.

Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu thêm kiến thức về Dây thần kinh tủy ở bài sau nhé!

-- Mod Sinh Học 8 HỌC247

NONE
OFF