OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 5 trang 40 SBT Sinh học 7

Giải bài 5 tr 40 sách BT Sinh lớp 7

Trình bày cấu tạo của mực thích nghi với di chuyển tích cực trong nước biển? 

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết bài 5

  • Mực là đại diện của ngành Thân mềm có lối sống bơi lội tự do ở biển.
  • Mực cùng các họ hàng của chúng tập hợp thành lớp Chân đầu, chúng chỉ gặp ở biển gồm: mực nang, mực thẻ và bạch tuộc... Chúng có đặc điểm cấu tạo như sau:
    • Có vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc chỉ giữ lại dưới dạng tấm (như mai mực ở phía lưng) để nâng đỡ cơ thể.
    • Cơ thể mực chỉ gồm: thân và đầu. Đầu có miệng, quanh miệng có 10 tua miệng (bạch tuộc có 8 tua). Trên tua có các giác bám phát triển. Ở 2 bên đầu có đôi mắt to.
    • Lớp áo tạo ra ở mặt bụng một khoang áo rộng có thành cơ phát triển và thông với ngoài qua phễu khoang áo. Đây là cơ quan di chuyển tích cực của mực. Mỗi khi khoang áo phồng ra, nước được hút vào, rồi khi co bóp lại, nước phụt ra qua phễu bụng, làm cơ thể chúng chuyển động ngược lại theo kiểu phản lực. 

-- Mod Sinh Học 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 5 trang 40 SBT Sinh học 7 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF