Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 chương 2 Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất Bài 32: Nguồn gốc sự sống giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 139 SGK Sinh học 12
Trình bày thí nghiệm của Mile về sự hình thành của các hợp chất hữu cơ.
-
Bài tập 2 trang 139 SGK Sinh học 12
Nêu thí nghiệm chứng minh các prôtêin nhiệt có thể tự hình thành từ các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã.
-
Bài tập 3 trang 139 SGK Sinh học 12
Giả sử ở một nơi nào đó trên Trái Đất hiện nay các hợp chất hữu cơ được tổng hợp từ chất vô cơ trong tự nhiên thì liệu từ các chất này có thể tiến hoá hình thành nên các tế bào sơ khai như đã từng xảy ra trong quá khứ? Giải thích.
-
Bài tập 4 trang 139 SGK Sinh học 12
Nêu vai trò của lipit trong quá trình tiến hóa tạo nên lớp màng bán thấm.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 139 SGK Sinh học 12
Giải thích chọn lọc tự nhiên giúp hình thành lên các tế bào sơ khai như thế nào.
-
Bài tập 2 trang 180 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy vẽ sơ đồ biểu diễn 2 giai đoạn phát sinh sự sống.
-
Bài tập 4 trang 180 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và sinh học diễn ra như thể nào.
-
Bài tập 1 trang 106 SBT Sinh học 12
Sự sống đã hình thành trên Trái Đất qua các giai đoạn như thế nào? Thực nghiệm đã kiểm chứng được những giai đoạn nào, chưa kiểm chứng được những giai đoạn nào? Tại sao?
-
Bài tập 2 trang 106 SBT Sinh học 12
Chọn lọc tự nhiên đã có vai trò như thế nào trong quá trình hình thành những cơ thể sống đầu tiên?
-
Bài tập 1 trang 109 SBT Sinh học 12
Phân biệt một vật thể sống và một vật thể vô cơ?
-
Bài tập 1 trang 111 SBT Sinh học 12
Theo quan niệm hiện nay, đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở vật thể sống mà không thể có ở vật thể vô cơ?
A. Có cấu tạo bởi các đại phân tử hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic đặc trưng
B. Trao đổi chất thông qua quá trình đồng hoá, dị hoá và có khả năng sinh sản.
C. Có khả năng tự biến đổi để thích nghi với môi trường thay đổi.
D. Có hiện tượng tăng trưởng, cảm ứng và vận động.
-
Bài tập 2 trang 111 SBT Sinh học 12
Thí nghiệm của Milơ đã chứng minh điều gì?
A. Sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ vũ trụ.
B. Axit nuclêic hình thành từ nuclêôtit.
C. Chất hữu cơ hình thành từ các chất vô cơ.
D. Chất vô cơ hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt quả đất.
-
Bài tập 3 trang 111 SBT Sinh học 12
Nhiều thí nghiêm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.
B. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
C. Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã.
D. Sự xuất hiện các axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống.
-
Bài tập 4 trang 111 SBT Sinh học 12
Phát biểu nào sau đây chưa chính xác về các vật thể sống tồn tại trên Trái Đất?
A. Trao đổi chất với môi trường và sinh sản là những dấu hiệu có ở vật thể vô cơ.
B. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại vật chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic.
C. ADN có khả năng nhân đôi chính xác. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của nhiều loại tác nhân bên tropg hoặc bên ngoài cơ thể, cấu trúc đặc trưng của ADN có thể thay đổi
D. Cơ thể sống là một hộ mở cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic đặc trưng, có khả năng tự đổi mới, tự điều chỉnh và tích luỹ thông tin di truyền.
-
Bài tập 5 trang 112 SBT Sinh học 12
Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là
A. ATP.
B. năng lượng hoá học.
C. năng lượng sinh học.
D. năng lượng tự nhiên.
-
Bài tập 6 trang 112 SBT Sinh học 12
Trong điều kiện hiện nay của Trái Đất, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?
A. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
B. Được tổng hợp trong các tế bào sống.
C. Quang tổng hợp hay hoá tổng hợp.
D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học
-
Bài tập 7 trang 112 SBT Sinh học 12
Theo quan điểm của Oparin thì nơi xuất hiện và phương thức dinh dưỡng của vật thể sống đầu tiên là
A. môi trường đất + dị dưỡng.
B. môi trường nước + dị dưỡng.
C. mồi trường nước + tự dưỡng.
D. môi trường đất + tự dưỡng.
-
Bài tập 8 trang 112 SBT Sinh học 12
Bầu khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất trước khi xuất hiện sự sống đầu tiên chứa các chất khí sau ngoại trừ
A. mêtan (CH4). B. amôniac (NH3).
C. ôxi. D. hơi nước.
-
Bài tập 9 trang 112 SBT Sinh học 12
Các giọt côaxecva được hình thành từ
A. các hợp chất pôlisaccarit và prôtêin.
B. hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ.
C. các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
D. các đại phân tử có dấu hiệu sơ khai của trao đổi chất.
-
Bài tập 10 trang 112 SBT Sinh học 12
Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?
A. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết, chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.
B. Các hợp chất hữu cơ càng phức tạp sẽ càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm thuở đó mà rơi xuống biển.
C. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
D. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit.
-
Bài tập 11 trang 113 SBT Sinh học 12
Những nguyên tố phổ biến nhất chiếm 99% khối lượng cơ thể sống là
A. H. O, N, C
B. C, H, O, N, S, P.
C. C, H,O
D. C, H, O, N, P, S, Na, K.
-
Bài tập 12 trang 113 SBT Sinh học 12
Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là những dấu hiệu không có ở vật thể vô cơ.
B. Phân tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác nên cấu trúc đặc trưng của ADN luôn luôn ổn định qua các thế hệ.
C. Sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất cacbon dẫn tới sự hình thành hệ tương tác các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.
D. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại vật chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic.
-
Bài tập 13 trang 113 SBT Sinh học 12
Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào sau đây?
A. Sinh sản và di truyền.
B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào.
C. Tổng hợp và phân giải các chất.
D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.
-
Bài tập 14 trang 113 SBT Sinh học 12
Trong tế bào sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào sau đây?
A. Điều hoà hoạt động các bào quan.
B. Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
C. Xúc tác các phản ứng sinh hoá.
D. Cung cấp năng lượng cho các quá trình tổng hợp và phân giải.
-
Bài tập 15 trang 113 SBT Sinh học 12
Trong các loại đại phân tử hữu cơ thì chất nào không có cấu trúc đa phân?
A. Lipit.
B. Axit nuclêic và pôlipeptit.
C. Axit nuclêic và pôlisaccarit.
D. Prôtêin và axit nuclêic.
-
Bài tập 16 trang 113 SBT Sinh học 12
Chất hữu cơ nào và quá trình nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự sống?
A. Axit nuclêic và quá trình phiên mã.
B. Prôtêin và quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
C. Axit nuclêic và quá trình nhân đôi.
D. Glicôprôtêin và sự nhận biết các dấu chuẩn của tế bào trong cơ thể đa bào.
-
Bài tập 17 trang 114 SBT Sinh học 12
Từ thí nghiệm của Milơ và những thí nghiệm tương tự, ta có thể rút ra được nhận định nào?
A. Cho tia tử ngoại chiếu qua một hỗn hợp hơi nước, cacbon - ôxit, mêtan, amôniac... người ta thu được một số loại axit amin.
B. Chất hữu cơ phức tạp được tổng hợp từ các chất đơn giản trong điều kiện của địa cầu nguyên thuỷ.
C. Cơ thể sống có tính phức tạp, đa dạng và đặc thù.
D. Các vật thể sống tồn tại trên quả đất là những hệ mở, cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic đặc trưng.
-
Bài tập 18 trang 114 SBT Sinh học 12
Sự tương tác giữa các loại đại phân tử nào dẫn đến sự hình thành các dạng sinh vật phức tạp như hiện nay?
A. Prôtêin - lipit. B. Prôtêin - saccarit.
C. Pôlinuclêôtit. D. Prôtêin - axit nuclêic.
-
Bài tập 19 trang 114 SBT Sinh học 12
Phát biểu nào không đúng về giai đoạn tiến hoá hoá học?
A. Đầu tiên hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản rồi đến những phân tử hữu cơ phức tạp, những đại phân tử và những hệ đại phân tử.
B. Chất hữu cơ được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên trong điều kiện khí hậu và địa chất của địa cầu nguyên thuỷ.
C. Chất hữu cơ được tổng hợp từ các chất vô cơ bằng con đường hoá học.
D. Cho điện thế cao phóng qua một hỗn hợp hơi nước, CO2, CH4, NH3... người ta thu được một số loại axit amin.
-
Bài tập 20 trang 114 SBT Sinh học 12
Quá trình làm cho ADN ngày càng phức tạp và đa dạng so với nguyên mẫu được gọi là
A. quá trình tích luỹ thông tin di truyền.
B. quá trình biến đổi thông tin di truyền.
C. quá trình đột biến trong sinh sản.
D. quá trình biến dị tổ hợp.
-
Bài tập 21 trang 114 SBT Sinh học 12
Sự hình thành lớp màng lipôprôtêin có vai trò
A. phân biệt các giọt côaxecva với môi trường xung quanh, qua màng côaxecva trao đổi chất với môi trường
B. làm cho côaxecva trở thành cơ thể đơn bào.
C. làm cho quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn.
D. là bước tiến bộ quan trọng trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học.
-
Bài tập 22 trang 115 SBT Sinh học 12
Sự xuất hiện các enzim có vai trò
A. là bước tiến bộ quan trọng trong giai đoạn tiến hoá tiền tế bào.
B. làm cho quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn.
C. là sự kết hợp các phân tử prôtêin với các ion kim loại tạo thành các chất xúc tác hoá học trong tế bào.
D. thúc đẩy quá trình trao đổi chất giữa giọt côaxecva với môi trường xung quanh.
-
Bài tập 23 trang 115 SBT Sinh học 12
Những cơ thể sống đầu tiên có những đặc điểm nào?
A. Cấu tạo đơn giản - Dị dưỡng - Yếm khí.
B. Cấu tạo phức tạp - Tự dưỡng - Hiếu khí.
C. Cấu tạo đơn giản - Tự dưỡng - Hiếu khí.
D. Cấu tạo đơn giản - Dị dưỡng - Hiếu khí.
-
Bài tập 24 trang 115 SBT Sinh học 12
Sự kiện quan trọng để hình thành những cơ thể sống có khả năng di truyền đặc điểm của chúng cho đời sau là
A. sự xuất hiện cơ chế nhân đôi.
B. sự hình thành màng lipôprôtêin.
C. sự hình thành các côaxecva.
D. sự xuất hiện các enzim.