Giải bài 4 tr 72 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao
Vận dụng khái niệm "mức phản ứng" để phân tích vai trò của giống và kĩ thuật sản xuất trong việc tăng năng suất vật nuôi và cây trồng.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
Cùng một kiểu gen có thế phản ứng thành những kiểu hình khác nhau (thường biến) trong những môi trường khác nhau. Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng.
- Mức phản ứng được di truyền. Trong một kiểu gen mỗi gen có mức phản ứng riêng. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
- Ví dụ: như ở bò sữa, sản lượng sữa của một giống bò chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thức ăn và chăm sóc nhưng tỉ lệ bơ trong sữa của mỗi giống bò lại ít thay đổi.
- Mức phản ứng về mỗi tính trạng thay đổi tùy kiểu gen của từng cá thể. Trong điều kiện thích hợp giống lúa DT10 cho năng suất tối đa 13,5 tấn/ha, trong khi đó giống tám thơm đột biến chỉ cho 5,5 tấn/ha. Với chế độ chăn nuôi tốt nhất lợn ỉ Nam Định 10 tháng tuổi chỉ đạt không quá 50kg, nhưng lợn Đại Bạch đạt tới 185kg
Như vậy, kiểu gen quy định khả năng về năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng. Kĩ thuật sản suất quy định năng suất cụ thể của một giống trong mức phản ứng do kiểu gen quy định. Năng suất (bao gồm các tính trạng số lượng cấu thành năng suất) là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật. Có giống tốt mà nuôi trồng không đúng kĩ thuật sẽ không phát huy hết tiềm năng của giống. Ngược lại, khi đã đáp ứng yêu cầu kĩ thuật sản xuất mà muốn vượt giới hạn của giống cũ thì phải đổi giống, cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 68 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 72 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 9 trang 25 SBT Sinh học 12
Bài tập 51 trang 38 SBT Sinh học 12
Bài tập 52 trang 38 SBT Sinh học 12
Bài tập 53 trang 38 SBT Sinh học 12
Bài tập 54 trang 38 SBT Sinh học 12
Bài tập 55 trang 38 SBT Sinh học 12
Bài tập 57 trang 39 SBT Sinh học 12
Bài tập 58 trang 39 SBT Sinh học 12
Bài tập 56 trang 39 SBT Sinh học 12
-
Gen A nằm trên NST thường có 3 alen, trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu gen về gen A?
bởi Tran Chau 18/06/2021
A. 3
B. 6
C. 4
D. 2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mềm dẻo kiểu hình là hiện tượng cùng một kiểu gen nhưng khi sống ở các điều kiện môi trường khác nhau thì biểu hiện hình khác nhau. Cơ chế dẫn tới sự mềm dẻo kiểu hình là do.
bởi Nguyễn Minh Minh 18/06/2021
A. tác động của môi trường gân ra đột biến gen dẫn tới làm biến đổi kiểu hình của cơ thể.
B. tác động của môi trường dẫn đến điều hòa hoạt động của gen.
C. quá trình phân bào nguyên nhân, giảm phân và thụ tinh.
D. quá trình phát triển của cơ thể trải qua những giai đoạn phát triển sinh lí khác nhau.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dạng thích nghi nào sau đây là thích nghi kiểu gen?
bởi A La 18/06/2021
a. Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản dài.
b. Con bọ que có thân và các chi giống cái que.
c. Người lên núi cao có số lượng hồng cầu tăng lên.
d. Một số loài thú ở xứ lạnh mùa đông có bộ lông dày, màu trắng; mùa hè có bộ lông thưa hơn, màu xám.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có bao nhiêu ví dụ sau đây phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?
bởi Goc pho 15/06/2021
(1) Bệnh phêninkêto niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
(2) Loài sâu đo có hình dạng cơ thể giống với một cành khô giúp sâu không bị các loài chim tiêu diệt.
(3) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau tùy thuộc vào độ pH của môi trường đất.
(4) Loài bướm Biston betularia khi sống ở rừng bạch dương không bị ô nhiễm thì có màu trắng. Khi khu rừng bị ô nhiễm bụi than thì tất cả các bướm trắng đều bị chọn lọc loại bỏ và bướm có màu đen phát triển ưu thế.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Các hiện tượng được gọi là thường biến bao gồm:
bởi thu hảo 12/06/2021
Hiện tượng sau đây:
(1) Loài cáo Bắc cực sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám.
(2) Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
(3) Trong quần thể của loài bọ ngựa có các cá thể có màu sắc khác nhau như màu lục, nâu hoặc vàng, giúp chúng ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô.
(4) Màu hoa Cẩm tú cầu thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH = 7 hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.
a. (1), (2), (3).
b. (1), (4).
c. (1), (3), (4).
d. (1), (2), (3), (4).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các hiện tượng sau đây:
(1) Màu hoa Cẩm tú cầu thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: Nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH = 7 thì hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.
(2) Trong quần thể của loài bọ ngựa có các cá thể có màu lục, nâu hoặc vàng, ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô.
(3) Loài cáo Bắc cực sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám.
(4) Bệnh phêninkêtô niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng phù hợp thì có thể hạn chế tác động của bệnh ở trẻ.
(5) Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Theo dõi (0) 1 Trả lời