Giải bài 4 tr 52 sách BT Sinh lớp 12
Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì
A. mỗi quần thể có số lượng cá thể ổn định tương đối qua các thế hệ.
B. có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
C. mỗi quần thể chiếm một khoảng không gian xác định. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong cùng một quần thể và cách li tương đối với các cá thể thuộc quần thể khác.
D. sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
- Quần thể ngẫu phối là quần thể mà trong đó các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau và được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận thuộc loài đó.
- Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
- Có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong những điều kiện nhất định, do đó duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
- Có tính đa hình di truyền do vậy có tiềm năng thích nghi lớn.
Vậy đáp án đúng là: C
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 2 trang 51 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 52 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 51 SBT Sinh học 12
Bài tập 6 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 7 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 8 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 9 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 11 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 14 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 15 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 16 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 17 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 19 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 20 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 21 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 22 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 23 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 24 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 25 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 26 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 27 trang 56 SBT Sinh học 12
-
Một quần thể ngẫu phối gen qui định tính trạng trội là trội hoàn toàn, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,1BB + 0,5Bb + 0,4bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu hình trội có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu hình lặn thì qua các thế hệ:
bởi Bao Chau 27/02/2021
A. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể
B. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng thay đổi
C. Tần số kiểu gen sẽ không đổi qua các thế hệ
D. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát P có thành phần các kiểu gen như sau:
bởi Trần Hoàng Mai 28/02/2021
P: 0,35 AABb + 0,25 Aabb + 0,15 AaBB + 0,25 aaBb = 1
Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Trong quần thể kiểu gen aabb không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây về quần thể ở F2 là đúng?
I. Có tối đa 10 loại kiểu gen.
II. Không có cá thể nào có kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai cặp gen.
III. Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 50%.
IV. Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ là 32,3%.
A. 3.
B. 0.
C. 1.
D. 2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở một quần thể ngẫu phối, mỗi gen qui định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là: 0,4 AaBb : 0,2 Aabb : 0,2 aaBb : 0,2 aabb. Theo lý thuyết ở F1 có:
bởi Trịnh Lan Trinh 28/02/2021
A. Số cá thể mang một trong hai tính trạng trội chiếm 53%.
B. Số cá thể dị hợp về hai cặp gen chiếm 31%.
C. 10 loại kiểu gen khác nhau
D. Số cá thể mang hai tính trạng trội chiếm 27%.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
bởi Kim Ngan 28/02/2021
I. 5AA : 0,5aa.
II. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
III. 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.
IV. 0,75AA : 0,25aa
V. 100% AA.
VI. 100% Aa.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả
bởi Hữu Nghĩa 28/02/2021
Thành phần kiểu gen
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
Thế hệ F5
AA
0,64
0,64
0,2
0,16
0,16
Aa
0,32
0,32
0,4
0,48
0,48
Aa
0,04
0,04
0,4
0,36
0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là:
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Giao phối ngẫu nhiên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính theo lý thuyết, quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
bởi hà trang 27/02/2021
A. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1 aa.
C. 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa.
D. 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời