Giải bài 20 tr 55 sách BT Sinh lớp 12
Một quần thể người, nhóm máu o (kiểu gen I°I°) chiếm tỉ lệ 48,35% ; nhóm máu B (kiểu gen \({I^B}{I^O},{I^B}{I^B},\) ) chiếm tỉ lệ 27,94% ; nhóm máu A (kiểu gen \({I^A}{I^O},{I^A}{I^A}\) ) chiếm tỉ lệ 19,46% ; nhóm máu AB (kiểu gen \({I^A}{I^B}\)) chiếm tỉ lệ 4,25%. Tần số của các alen IA, IB và I° trong quần thể này là:
A. \({I^A}\) = 0,69; \({I^B}\) = 0,13; \({I^O}\) = 0,18.
B. \({I^A}\) = 0,13; \({I^B}\) = 0,18; \({I^O}\) = 0,69.
C. \({I^A}\) = 0,17; \({I^B}\) = 0,26; \({I^O}\) = 0,57
D. \({I^A}\) = 0,18; \({I^B}\) = 0,13; \({I^O}\) = 0,69.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 20
Gọi p là tần số alen A1; q là tần số alen A2; r là tần số alen a.
- p+q+r = 1
- Thành phần kiểu gen của quần thể: \({p^2}{A_1}{A_1} + {q^2}{A_2}{A_2} + {r^2}{\rm{aa}} + 2pq{A_1}{A_2} + 2pr{A_1}a + 2qr{A_2}a = 1\)
Áp dụng công thức ta có:
\({I^O}{I^O} = {I^{{O^2}}} \to {I^O} = 0.69\)
\(\begin{array}{l} {I^A} + {I^B} = 0.31\\ {I^A}.{I^B} = 0.0425 \end{array}\)
Vậy đáp án đúng là: B
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 17 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 19 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 21 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 22 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 23 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 24 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 25 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 26 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 27 trang 56 SBT Sinh học 12
-
Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra
bởi Bảo Lộc 29/06/2020
A. 4 tổ hợp kiểu gen.
B. 6 tổ hợp kiểu gen.
C. 8 tổ hợp kiểu gen.
D. 10 tổ hợp kiểu gen.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Trong một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra
bởi Nhật Duy 29/06/2020
A. vốn gen của quần thể.
B. tần số của các alen và tỉ lệ các kiểu gen.
C. thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể
D. tính ổn định của quần thể
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì
bởi Kim Xuyen 29/06/2020
A. mỗi quần thể có số lượng cá thể ổn định tương đối qua các thế hệ.
B. có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
C. mỗi quần thể chiếm một khoảng không gian xác định. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong cùng một quần thể và cách li tương đối với các cá thể thuộc quần thể khác.
D. sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Ở ngô, alen A quy định hạt vàng và alen a quy định hạt trắng. Một rẫy ngô có 1000 cây, mỗi cây có 2 bắp, trung bình mỗi bắp có 200 hạt. Giả sử quá trình thụ phấn thế hệ P có sự tham gia của 70% loại giao tử đực A, 30% loại giao tử đực a và 40% loại giao tử cái a, 60% loại giao tử cái A.
bởi Đan Nguyên 29/06/2020
Tính:
a) Thành phần kiểu gen của quần thể p và số hạt ngô mỗi loại thu được.
b) Chọn ngẫu nhiên một số hạt ngô đem gieo, giả sử với số lượng lớn, tần số kiểu gen AA : Aa : aa vẫn không đổi, sự ngẫu phối xảy ra với xác suất như nhau ở mỗi loại giao tử, không có áp lực của chọn lọc và đột biến. Thành phần kiểu gen của quần thể F1 như thế nào?
c) Nếu như các thế hệ kế tiếp liên tiếp bị sâu bệnh phá hoại, đến thế hệ F9 thì quần thể đạt trạng thái cân bằng mới với tần số kiểu gen Aa gấp đôi tần số kiểu gen aa. Tính tần số của các alen A và a ở F9.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Trong một huyện có 400000 dân, nếu thống kê được có 160 người bị bệnh bạch tạng (bệnh do gen a trên NST thường).
bởi Phan Thiện Hải 29/06/2020
a) Giả sử quần thể đã đạt được trạng thái cân bằng di truyền thì tần số của gen a là bao nhiêu?
b) Số người mang kiểu gen dị hợp Aa là bao nhiêu?
c) Xác suất để 2 vợ chồng có màu da bình thường sinh ra một đứa con bị bệnh bạch tạng trong quần thể này là bao nhiêu?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một quần thể giao phối có 3 kiểu gen với tỉ lệ 9/16 AA : 6/16 Aa : 1/16 aa.
bởi Ngoc Son 29/06/2020
a) Quần thể đã cho có ở trạng thái cân bằng di truyền không?
b) Thành phần kiểu gen của quần thê ở thế hệ tiếp theo thu được bằng thụ tinh chéo là bao nhiêu?
Theo dõi (0) 1 Trả lời