Giải bài 2 tr 212 sách GK Sinh lớp 12
Giải thích sơ đồ (hình 47.1) bằng cách điền các từ thích hợp vào bên cạnh các mũi tên:
Hướng dẫn giải chi tiết
- Đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản tạo nguồn biến dị sơ cấp để rồi qua sinh sản tạo ra các biến di tổ hợp (biến dị thứ cấp). Sinh sản hữu tính tạo ra rất nhiều kiểu gen khác nhau (biến dị tổ hợp) ở đời sau. Các kiểu gen trong những môi trường cụ thể sẽ cho ra những kiểu hình khác nhau.
- Các cá thể với các kiểu hình khác nhau sẽ khác biệt nhau về khả năng sống sót cũng như về khả năng sinh sản (chịu sự tác động của CLTN) nên hoặc là sống sót được (những cá thể có kiểu hình thích nghi) hoặc không sống sót hay khả năng sinh sản kém (những cá thể có kiểu hình không thích nghi).
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
2. Một cơ quan thoái hóa bỗng dưng hoạt động trở lại được gọi là hiện tượng lại tổ.
3. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
4. Theo định luật phát sinh sinh vật: "Sự phát triển của một cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của một quần thể".
5. Cơ quan tương tự khác nhau về nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.
6. Bằng chứng tế bào học là bằng chứng trực tiếp chứng minh mọi sinh vật đều có chung nguồn gốc.
7. Cơ quan thoái hóa phát triển đầy đủ trên cơ thể người trưởng thành.
8. Cơ quan tương tự chứng minh nguồn gốc chung của các loài.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặc điểm của nhân tố đột biến là gì?
bởi Tuấn Huy 21/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có bao nhiêu phát biểu đúng: 1. Tốc độ tiến hóa hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau luôn giống nhau.
bởi Goc pho 20/02/2022
2. Trên cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên sẽ tích lũy các biến dị thích nghi theo nhiều hướng khác nhau là nguyên nhân dẫn đến sự đồng quy tính trạng.
3. Kết quả của sự phân li tính trạng là từ một vài dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng khác nhau và khác với các dạng tổ tiên ban đầu.
4. Trong những hướng tiến hóa chung của sinh giới,thích nghi là hướng cơ bản nhất.
5. Một số loài dương xỉ, phần lớn lưỡng cư và bò sát là những nhóm đã và đang tiến bộ sinh học.
6. Quá trình tiến hóa diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm có chung một nguồn gốc.
7. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo cùng hướng, trên một số loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau đưa đến sự đồng quy tính trạng.
8. Sự song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
ADMICRO
Sinh giới được tiến hóa theo các chiều hướng nào?
bởi Anh Trần 21/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Câu phát biểu đúng là câu nào: 1. Loài là đơn vị tiến hóa cơ sở vì loài gồm nhiều quần thể có thành phần kiểu gen phức tạp và hệ thống di truyền kín.
bởi Đào Lê Hương Quỳnh 21/02/2022
2. Hai nòi địa lí khác nhau thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau.
3. Nòi sinh học là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ.
4. Các cá thể thuộc những nòi khác nhau trong một loài vẫn có thể giao phối với nhau.
5. Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách nhanh chóng qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
6. Cách ly địa lí luôn dẫn đến quá trình hình thành loài mới.
7. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
8. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị di truyền theo nhiều hướng khác nhau dần dần hình thành nòi địa lý, tạo ra loài mới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phát biểu nào về tiến hóa là đúng? 1. Áp lực chọn lọc tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất chi phối nhịp độ tiến hóa.
bởi khanh nguyen 21/02/2022
2. Mỗi nhóm sinh vật, qua những thời gian địa chất khác nhau luôn luôn có những nhịp điệu tiến hóa giống nhau.
3. Trong lịch sử, các nhóm sinh vật khác nhau tiến hóa với nhịp độ tương ứng với mức độ biến động của điều kiện khí hậu, địa chất.
4. Nhịp điệu tiến hóa chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là áp lực của quá trình đột biến.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một quần thể sau ăn lá ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,5AA: 0,3 Aa: 0,2aa. Do bị xử lý bằng thuốc trừ sâu, cấu trúc di truyền của quần thể sau là: 0,3AA: 0,2Aa: 0,5aa. Kết luận chính xác nhất là gì?
bởi Nguyễn Vân 20/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân của hiện tượng đa hình cân bằng là do đâu?
bởi An Vũ 21/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xét một quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locut nhất định có ưu thế chọn lọc hơn nhiều so với các dạng đồng hợp tử. Trường hợp này thể hiện kiểu chọn lọc nào?
bởi Lê Chí Thiện 20/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong quần thể cá hồi, những con cá đực có kích thước lớn, hung dữ thường được ưu tiên tiếp cận con cá cái và thụ tinh.
bởi Nguyen Phuc 21/02/2022
Tuy nhiên, những con cá đực trưởng thành có kích thước nhỏ thường ẩn náu giữa các tảng đá dưới sông đợi dịp gần gũi cá cái và thụ tinh. Những con có kích thước trung gian đều không cạnh tranh được với hai dạng quá to và quá nhỏ trong việc thụ tinh. Ví dụ trên minh họa cho hình thức chọn lọc nào?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng.
bởi Hoàng My 21/02/2022
Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể ở các thế hệ tiếp theo được mô tả bằng sơ đồ nào
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen di hợp Aa sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể ?
bởi Mai Vàng 21/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Số phát biểu sai: 1. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.
bởi thu phương 18/02/2022
2. Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lý được chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo một hướng.
3. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.
4. Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.
5. Đặc điểm chung của đột biến và chọn lọc tự nhiên là có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
6. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền làm suy thoái quần thể và dẫn tới diệt vong.
7. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các gen quy định kiểu hình không phù hợp và giữ lại các gen quy định những tính trạng thích nghi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội, nguyên nhân là vì sao?
bởi Tuyet Anh 19/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Có bao nhiêu phát biểu đúng: 1. Với quan niệm hiện đại, quần thể là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa.
bởi Bảo khanh 19/02/2022
2. Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, trong đó đột biến nhiễm sắc thể là nguyên liệu chủ yếu.
3. Chọn lọc ổn định diễn ra khi khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế hệ.
4. Một alen lặn có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sau 1 thế hệ bởi tác động của chọn lọc tự nhiên.
5. Chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất.
6. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số tương đối của alen mà làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
7. Phân ly độc lập, trao đổi chéo và sự thụ tinh là ba cơ chế xuất hiện trong sinh sản hữu tính hình thành nên nguồn biến dị lớn cho quá trình tiến hóa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao các quần thể phải có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể mới ít bị biến đổi?
bởi hà trang 19/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quần thể chứa nhiều biến dị di truyền, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên thì các sự kiện sau đây sẽ lần lượt xảy ra:
bởi Mai Rừng 19/02/2022
1. Phân hóa khả năng sinh sản.
2. Áp lực chọn lọc mới.
3. Thay đổi tần số alen trong quần thể.
4. Sự thay đổi môi trường sống
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
bởi Khánh An 18/02/2022
P : 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1.
F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.
F2 : 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.
F3 : 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1.
F4 : 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1.
Nêu nhận xét về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Số các phát biểu đúng là: 1. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
bởi Phạm Khánh Linh 18/02/2022
2. Điều kiện địa lý là nhân tố ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
3. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.
4. Giao phối là nhân tố làm cho đột biến được phát tán
5. Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
6. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
7. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
8. Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể làm nghèo vốn gen và giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Số phát biểu sai: 1. Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền.
bởi Nhi Nhi 18/02/2022
2. Khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn lọc cũng thay đổi. Kết quả những đặc điểm thích nghi cũ được thay thế bởi các đặc điểm thích nghi mới. Kiểu chọn lọc này là kiểu chọn lọc ổn định.
3. Hình thành loài bằng con đường địa lý, sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra càng nhanh hơn khi có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền.
4. Di nhập gen ở thực vật được thực hiện thông qua sự phát tán các bào tử, phấn, quả hạt.
5. Giao phối là nhân tố chính cung cấp nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
6. Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì quần thể vi khuẩn có ít gen hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội.
7. Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
8. Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức sống, nhưng chủ yếu chọn lọc ở mức độ cá thể và quần thể.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là: 36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì kiểu gen quần thể thay đổi ra sao?
bởi trang lan 18/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các phát biểu sau: 1. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên từng cá thể sinh vật vì vậy mỗi cá thể sinh vật đều có thể tiến hóa.
bởi Ngoc Tiên 19/02/2022
2. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, suy cho cùng mọi biến dị di truyền cung cấp cho quá trình tiến hóa đều là đột biến.
3. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất tạo nên quá trình tiến hóa nhỏ nhưng chỉ có chọn lọc tự nhiên mới cải thiện được khả năng thích nghi của sinh vật.
4. Giao phối ngẫu nhiên là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
5. Áp lực của chọn lọc tự nhiên nhỏ hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến.
6. Ở vi khuẩn đột biến gen lặn có hại khi mới phát sinh sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi quần thể giống như đào thải alen trội có hại.
7. Quần thể có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể ít bị biến đổi vì tác động của các yếu tố ngẫu nhiên lên quần thể bị hạn chế.
8. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nhiều cá thể mang kiểu hình thích nghi với môi trường.
Số phát biểu đúng:
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn lọc tự nhiên không có vai trò nào trong quá trình hình thành quần thể thích nghi?
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 19/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào là hợp lý?
bởi Bao Chau 19/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giả sử tần số tương đối các alen của một gen ở một quần thể là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi thành 0,8 A và 0,2A. Quần thể có thể đã chịu tác động của các nhân tố tiến hóa nào ?
bởi Dương Minh Tuấn 19/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các phát biểu sau: 1. Áp lực của quá trình đột biến thể hiện ở tốc độ biến đổi tần số các alen bị đột biến.
bởi Huy Tâm 19/02/2022
2. Quần thể càng nhỏ càng dễ chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
3. Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến có vai trò tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.
4. Tiến hóa có thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
5. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
6. Mọi loại biến dị đều là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
7. Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú là do chọn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền của sinh vật.
8. Đột biến gen hầu hết là lặn và có hại cho sinh vật, xuất hiện vô hướng và có tần số thấp, luôn di truyền được cho thế hệ sau.
Số phát biểu không đúng:
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Cho thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: 1. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi.
bởi Khanh Đơn 19/02/2022
2. Làm thay đổi tần số alen theo những hướng không xác định.
3. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
4. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.
5. Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
6. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
7. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Các thông tin về vai trò của chọn lọc tự nhiên:
Theo dõi (0) 1 Trả lời