Xin giới thiệu đến các em bài giảng Ôn tập phần Mở đầu môn Sinh học lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em tìm hiểu các vấn đề: Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống, đặc điểm chung của thế giới sống... Cũng như các phương pháp học tập... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Giới thiệu khái quát Sinh học
Bài 1: Giới thiệu khái quát môn Sinh học
a. Sinh học và các lĩnh vực sinh học
Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống. Vì vậy, đối tượng của sinh học chính là các sinh vật cùng các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
b. Các ngành nghề liên quan đến sinh học
- Sinh học và các ngành y - dược học
- Sinh học và ngành pháp y
- Sinh học và các ngành nông - lâm - ngư nghiệp
- Sinh học và công nghệ thực phẩm
- Sinh học và vấn đề bảo vệ môi trường
c. Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội
1.2. Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
- Phương pháp nghiên cứu Sinh học
- Các thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh Học
- Các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu khoa học
- Tin Sinh học - Công cụ nghiên cứu và học tập môn Sinh học
1.3. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
a. Khái niệm
Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống. Thế giới sống được tổ chức thành nhiều cấp bậc từ nhỏ đến lớn gồm các cấp tổ chức trung gian như: nguyên tử, phân tử, bào quan, môi và các cấp tổ chức cơ bản như: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
b. Mối quan hệ tổ chức sống
Hình 3.1. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
c. Đặc điểm chung của thế giới sống
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mỏ và tự điều chỉnh
- Thế giới sống liên tục tiến hoá
Bài tập minh họa
Bài tập 1
Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?
A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
B. Quan sát →Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm → Rút ra kết luận.
C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra kết luận.
Phương pháp giải:
Trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học: Quan sát và thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
Lời giải chi tiết:
Trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học: Quan sát và thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
⇒ Chọn đáp án C
Bài tập 2
Để kiểm tra một giả thuyết người ta thường kiểm tra dự đoán của giả thuyết. Dự đoán được trình bày dưới dạng: Nếu … thì … Nếu giả thuyết là đúng thì điều tất yếu sẽ xảy ra là…
Hãy đưa ra dự đoán của giả thuyết và thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết cho rằng CO2 cần cho quá trình quang hợp ở cây xanh.
Phương pháp giải:
Dự đoán được giả thuyết và biết cách thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết
Lời giải chi tiết:
- Dự đoán: Nếu không có CO2 thì không có sự quang hợp ở cây xanh. Nếu giả thuyết là đúng thì điều tất yếu sẽ xảy ra là CO2 cần thiết cho quang hợp của cây.
- Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng cho giả thuyết:
Thí nghiệm chứng minh cây sử dụng khí CO2 để chế tạo tinh bột
- Đặt 2 chậu cây vào chỗ tối trong khoảng 2 ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết
- Đặt mỗi cây lên một tấm kính ướt. Dùng hai chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây. Trong đó, ở chuông A cho thêm cốc nước chứa dung dịch nước vôi trong.
- Đặt cả 2 chuông ở chỗ có nắng, sau khoảng 5-6 tiếng, ngắt lá mỗi cây để thử bằng dung dịch iot
- Kết quả:
- Lá cây ở chuông A có màu vàng, chuông B có màu xanh tím
- Trong lá cây A không có tinh bột, cây B có tinh bột
- Kết luận:
- Ngoài việc cây cần nước, cây còn cần khí cacbonic để chế tạo tinh bột.
Luyện tập Ôn tập phần Mở đầu Sinh học 10 KNTT
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.
- Trình bay được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.
3.1. Trắc nghiệm Ôn tập phần Mở đầu Sinh học 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Ôn tập phần Mở đầu cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Sinh vật đa bào, nhân sơ
- B. Sinh vật đa bào, nhân thực
- C. Sinh vật đơn bào, nhân sơ
- D. Tất cả các đáp án trên đều chính xác.
-
Câu 2:
Xác định: Điểm giống nhau cơ bản của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh và giới Thực vật là?
- A. Tế bào cơ thể đều có nhân sơ
- B. Tế bào cơ thể đều có nhân chuẩn
- C. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào
- D. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào
-
- A. Sinh vật đa bào, nhân thực, quang tự dưỡng.
- B. Sinh vật đơn bào, nhân thực, quang dị dưỡng.
- C. Sinh vật đa bào, nhân sơ, quang tự dưỡng.
- D. Sinh vật đa bào, nhân thực, quang dị dưỡng.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Ôn tập phần Mở đầu Sinh học 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức Ôn tập phần Mở đầu để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 trang 8 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 8 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 3 trang 8 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 4 trang 9 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 5 trang 9 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 6 trang 9 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7 trang 9 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 8 trang 9 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 9 trang 10 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 10 trang 10 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 11 trang 10 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 12 trang 10 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 13 trang 10 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 14 trang 10 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 15 trang 10 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Ôn tập phần Mở đầu Sinh học 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 10 HỌC247