OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 1


Qua nội dung bài giảng Ôn tập Chương 1 môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em ôn tập, hệ thống lại kiến thức về thành phần hóa học của tế bào... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Sơ đồ tổng quát ôn tập chương 1 Thành phần hóa học của tế bào

Các nguyên tố hóa học của tế bào bao gồm các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, I...), và các nguyên tố đa lượng (C, H, O, N, ...)

1.1. Nước

Cấu tạo: Gồm một nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H bằng liên kết cộng hoa trị.

Chức năng: cấu tạo nên tố bào, là dung môi hoà tan các chất, môi trường cho các phản ứng sinh hoá

1.2. Các phân tử Sinh học

a. Carbohydrate

- Phân loại: Gồm có 3 loại đường đơn, đường đôi hoặc đường đa

- Cấu tạo: Gồm một hoặc nhiều đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic.

- Chức năng: Dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể, cấu tạo nên thành tế báo, cấu tạo màng sinh chất các kênh vận chuyển và nucleic acid

b. Lipid

- Phân loại: gồm có lipid đơn giản, lipid phức tạp

- Cấu tạo: chủ yếu gồm glycerol " và acid béo.

- Chức năng: du trừ và cùng các năng lượng cho cơ thể, tham gia cấu tạo tủ báo và nhiều quá trình sinh là của cơ thể

c. Nucleic acid

- ADN: Cầu tạo từ bốn loại nucleotide (A, T, G, X), mạch xoắn kép. Chức năng: lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền

ARN: Gồm 3 loại: tARN, mARN, rARN. Cầu tạo từ bốn loại nuchotie (A, U, G, X), mạch đơn. Truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang protein

d. Protein

- Cấu tạo: Từ các amino acid liên kết với nhau bằng liên bắt peptide. Có bốn bậc cấu trúc.

- Chức năng: Protein có chức năng đa dạng nhất trong tế bào: cấu tạo, xúc tác, thụ thể, vận động, vận chuyển, bảo vệ, điều hoà, dự trù amino acid...

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1.

Hãy xác định: Vào mùa lạnh, thời tiết hanh, khô người ta thường bôi kem chống nẻ vào môi, gót chân để tránh bị nứt nẻ. Hãy giải thích cơ sở cho hiện tượng trên.

Phương pháp giải:

Lipid không tan trong nước (do trong cấu trúc chứa nhiều liên kết C-H không phân cực) nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Vào mùa lạnh, thời tiết hanh, cơ thể dễ bị thoát hơi nước ra ngoài môi trường, làm cho da chúng ta dễ bị nứt nẻ. Do đó người ta bôi kem chống nẻ vào môi, gót chân vì kem có bản chất là lipid, không tan trong nước nên có thể ngăn nước thoát từ các tế bào da.

Bài 2.

Xác định: Đối với các bệnh nhân bị tiêu chảy nặng, bác sĩ thường chỉ định truyền dịch cho họ. Dịch được truyền cho các bệnh nhân này có thành phần chủ yếu là gì? Việc truyền dịch có vai trò gì?

Phương pháp giải:

- Nhóm nguyên tố đa lượng: O, C, H, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg,... Các nguyên tố đại lượng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohidrat, lipit và các acid nucleic là những chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Fe, I, Mo, Zn, Cu,...Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0.01% khối lượng cơ thể sống, nhưng lại đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Khi bị tiêu chảy nặng sẽ làm cơ thể mất nước rất nhiều, do đó các bệnh nhân bị tiêu chảy nặng thường được truyền dịch chứa thành phần chủ yếu là các chất điện giải để bổ sung lại lượng nước thiếu hụt trong cơ thể người bệnh.

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập Chương 1 Sinh học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.

- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.

- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.

- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoa học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống truy tìm tội phạm...).

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 Sinh học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập Chương 1 Sinh học 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Bài tập 1 trang 37 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 37 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 3 trang 37 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 4 trang 37 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 5 trang 37 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 25 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 25 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 25 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 25 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Ôn tập Chương 1 Sinh học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF