Hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 13 Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 64 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tại sao khi hoạt động mạnh, thân nhiệt lại tăng cao hơn lúc bình thường?
-
Hình thành kiến thức mới 1 trang 64 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Trong tế bào có những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào được tế bào sử dụng chủ yếu?
-
Hình thành kiến thức mới 2 trang 64 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 13.1 và cho biết:
Hình 13.1. Sự chuyển hóa năng lượng
a) Năng lượng loài linh dương sử dụng được lấy từ đâu? Xác định dạng của năng lượng đó.
b) Khi linh dương chạy, năng lượng được biến đổi như thế nào?
-
Luyện tập trang 65 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Năng lượng được sinh vật lấy vào qua thức ăn có bị thất thoát không? Giải thích.
- VIDEOYOMEDIA
-
Hình thành kiến thức mới 3 trang 65 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 13.2, hãy nêu các thành phần cấu tạo của phân tử ATP.
-
Hình thành kiến thức mới 4 trang 65 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tại sao liên kết giữa các nhóm phosphate được gọi là liên kết cao năng?
-
Hình thành kiến thức mới 5 trang 65 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
ATP được dùng để cung cấp năng lượng cho hoạt động nào sau đây?
a) Hoạt động lao động.
b) Tổng hợp các chất.
c) Vận chuyển thụ động.
d) Co cơ.
-
Hình thành kiến thức mới 6 trang 65 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 13.3, hãy mô tả quá trình tổng hợp và phân giải ATP.
-
Hình thành kiến thức mới 7 trang 65 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Các nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
a) Quá trình (1) là sự giải phóng năng lượng.
b) Quá trình (2) là sự tích lũy năng lượng.
-
Luyện tập 1 trang 66 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tại sao ATP được gọi là "đồng tiền" năng lượng của tế bào?
-
Hình thành kiến thức mới 8 trang 66 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 13.4, em có thể rút ra kết luận gì về mối liên kết giữa cơ chất và trung tâm hoạt động của enzyme?
-
Hình thành kiến thức mới 9 trang 66 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Thế nào là tính đặc hiệu của enzyme?
Hình 13.4. Enzyme và cơ chất tương ứng
-
Luyện tập 2 trang 66 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tại sao một số người mắc hội chứng không dung nạp lactose thì không thể tiêu hoá được sữa?
-
Hình thành kiến thức mới 10 trang 67 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 13.5, hãy mô tả cơ chế xúc tác của enzyme.
Hình 13.5. Cơ chế tác động của enzyme
-
Hình thành kiến thức mới 11 trang 67 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát các đồ thị trong Hình 13.6, hãy rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme.
-
Hình thành kiến thức mới 12 trang 68 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 13.7, hãy:
a) Cho biết ức chế ngược là gì.
b) Dự đoán chất nào sẽ bị dư thừa. Giải thích.
-
Luyện tập trang 68 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy kể tên một số bệnh rối loạn chuyển hoá hiện nay do enzyme.
-
Vận dụng trang 68 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy xác định chất nào sẽ bị dư thừa trong sơ đồ mô tả con đường chuyển hóa giả định sau (trong trường hợp chất I và D dư thừa trong tế bào).
Hình 13.8 Sơ đồ chuyển hóa giả định
-
Giải Bài tập 1 trang 68 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Bản chất của men tiêu hoá là gì? Nó có tác động như thế nào đến cơ thể?
-
Giải Bài tập 2 trang 68 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tại sao cơ thể động vật có thể tiêu hoá được rơm, cỏ, củ,... có thành phần là tinh bột và cellulose, trong khi con người có thể tiêu hoá được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hoá được cellulose?
-
Giải Bài tập 3 trang 68 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Móng giò hầm đu đủ xanh là một món ăn không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp các bà mẹ sau sinh có nhiều sữa. Một điều thú vị hơn là khi hầm móng giò với đu đủ xanh thì móng giò sẽ mềm hơn so với khi hầm với các loại rau, củ khác. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên?
-
Giải bài 13.1 trang 41 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy ghép các dạng năng lượng tương ứng với đặc điểm của chúng.
-
Giải bài 13.2 trang 41 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Enzyme làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách nào?
A. Liên kết với cơ chất và biến đổi cơ chất thành sản phẩm.
B. Liên kết với cơ chất và làm biến đổi cấu hình không gian của cơ chất.
C. Làm tăng năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng.
D. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng.
-
Giải bài 13.3 trang 41 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Enzyme nuclease chỉ có tác dụng phân giải nucleic acid thành các đơn phân nucleotide mà không có tác dụng lên bất kì phân tử sinh học nào khác. Ví dụ trên muốn nói đến đặc tính nào của enzyme?
A. Tính đa dạng
B. Tính đặc hiệu
C. Tính kị nước
D. Tính chọn lọc
-
Giải bài 13.4 trang 41 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng từ:
A. ATP. B. carbohydrate. C. lipid. D. protein.
-
Giải bài 13.5 trang 42 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Sơ đồ nào sau đây là đúng với cơ chế xúc tác của enzyme?
A. S + E -> ES -> EP -> E + P
B. P + E -> PE -> ES -> E + S
C. S + E -> EP -> E + P
D. P + E -> ES -> E + S
-
Giải bài 13.6 trang 42 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Khi nói về ATP, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Liên kết P - P ở trong phân tử ATP là liên kết cao năng, rất dễ bị tách ra để giải phóng năng lượng.
(2) Một phân tử ATP chỉ chứa một liên kết cao năng
(3) Phân tử ATP có cấu tạo gồm: adenine, đường ribose và ba nhóm phosphate.
(4) Năng lượng tích trữ trong các phân tử ATP là nhiệt năng.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
-
Giải bài 13.7 trang 42 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát hình sau và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Năng lượng hoạt hóa là năng lượng được cung cấp cho các phân tử tham gia phản ứng trước khi phản ứng có thể xảy ra.
(2) Khi có sự tham gia của enzyme, năng lượng hoạt hóa sẽ được tăng cao làm phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.
(3) Khi có enzyme, phản ứng có thể xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thấp của tế bào.
(4) Về mặt nhiệt động học, phản ứng ở hình trên là phản ứng thu nhiệt.
(5) Ở đô thị, chất phản ứng ở trong trạng thái không ổn định gọi là trạng thái chuyển tiếp.
(6) Năng lượng hoạt hóa là năng lượng cần để đẩy chất phản ứng lên tới ngưỡng của hàng rào năng lượng.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
-
Giải bài 13.8 trang 43 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vẽ sơ đồ cấu tạo phân tử ATP. Phân tích cấu tạo của ATP để giải thích tại sao liên kết giữa nhóm phosphate thứ hai và thứ ba của ATP là liên kết cao năng.
-
Giải bài 13.9 trang 43 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Từ các ví dụ sau đây, em có thể rút ra enzyme có những đặc tính gì?
a) Enzyme carbonic anhydrase xúc tác cho phản ứng tổng hợp và phân giải H2CO3 theo phương trình sau: H20 + CO2 -> H2CO3.
b) Một nguyên tử sắt phải mất khoảng 300 năm để phân hủy một phân tử H2O2 thành H2O và CO2. Nhưng một phân tử enzyme catalase thì chỉ cần một giây đã có thể phân hủy một pân tử H2O2 thành H2O và CO2.
c) Enzyme lipase chỉ xúc tác cho phản ứng phân giải lipid thành glycerol và các acid béo.
d) Trong hạt lúa mạch đang nảy mầm, enzyme amylase phân giải tinh bột thành maltose, sau đó enzyme maltase sẽ phân giải maltose thành glucose.
-
Giải bài 13.10 trang 43 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Bằng cơ chế nào mà tế bào có thể ngừng việc tổng hợp một chất nhất định khi nồng độ chất đó tăng lên quá cao?
-
Giải bài 13.11 trang 43 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Khi quảng cáo về bột giặt, một số nhà sản xuất khẳng định bột giặt của họ có khả năng giặt sạch những vết bẩn gây ra do dầu mỡ, thức ăn. Theo em, cơ sở nào để nhà sản xuất đưa ra khẳng định trên?
-
Giải bài 13.12 trang 43 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Khi một bạn học sinh phụ giúp gia đình phun thuốc trừ sâu cho đồng ruộng, qua ngày hôm sau, bạn vẫn thấy một số ít loài côn trùng xuất hiện trên đồng ruộng ở vị trí đã phun thuốc trừ sâu. Ban không hiểu tại sao những loài này không bị tiêu diệt. Em hãy giải thích giúp bạn ý.