Giải bài 1 tr 130 sách GK Sinh lớp 10
Giải thích các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục? Nêu nguyên tắc nuôi cấy liên tục, ứng dụng?
Gợi ý trả lời bài 1
- Các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục:
- Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.
- Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
- Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng
- Nguyên tắc của nuôi cấy liên tục là giữ cho môi trường ốn định, bằng cách luôn thêm vào môi trường dinh dưỡng mới và lấy đi một lượng tương đương dịch đã qua nuôi cấy.
- Ứng dụng nuôi cấy liên tục trong công nghệ sinh học để sản xuất sinh khối như protein đơn bào, các chất hoạt tính sinh học như insulin, interferon, các enzim và các kháng sinh...
-- Mod Sinh Học 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 129 SGK Sinh học 10
Bài tập 3 trang 129 SGK Sinh học 10
Bài tập 2 trang 130 SGK Sinh học 10
Bài tập 1 trang 130 SGK Sinh học 10
Bài tập 2 trang 130 SGK Sinh học 10
Bài tập 1 trang 130 SGK Sinh học 10
Bài tập 2 trang 130 SGK Sinh học 10
Bài tập 1 trang 131 SGK Sinh học 10
Bài tập 2 trang 131 SGK Sinh học 10
Bài tập 3 trang 131 SGK Sinh học 10
Bài tập 4 trang 131 SGK Sinh học 10
Bài tập 1 trang 162 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 2 trang 162 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 3 trang 162 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 4 trang 162 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 5 trang 162 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 6 trang 163 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 7 trang 163 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 8 trang 163 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 9 trang 163 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 10 trang 163 SGK Sinh học 10 NC
-
Một tế bào vi khuẩn vô cùng mẫn cảm với tetraxilin (một loại chất kháng sinh) nhưng trong tế bào chất của chúng lại mang những gen kháng với ampixilin (một loại kháng sinh khác).
bởi Hương Tràm 15/02/2022
Người ta tiến hành chuyển đoạn gen kháng tetraxilin từ một loài sinh vật khác vào trong tế bào vi khuẩn bằng phương pháp biến nạp. Sau khi thao tác xong, người ta cho vào môi trường nuôi cấy tetraxilin sau đó lại thêm vào ampixilin. Những vi khuẩn còn sống tiến hành sinh trưởng và phát triển, đồng thời tạo ra lượng sản phẩm. Có bao nhiêu nhận xét đúng về hệ gen của chủng vi khuẩn này?
1. Hệ gen trong nhân đã bị đột biến do sử dụng 2 loại kháng sinh.
2. Vi khuẩn mang cả 2 gen trong nhân tế bào, một gen kháng tetraxilin, một gen kháng ampixilin.
3. Vi khuẩn mang plasmit ADN tái tổ hợp.
4. Vi khuẩn không chứa plasmit.
5. Gen quy định tổng hợp kháng sinh của vi khuẩn hoạt động độc lập với hệ gen vùng nhân.
6. Vi khuẩn bây giờ trở thành một sinh vật biến đổi gen.
7. Do hệ gen đã bị đột biến, nếu thêm vào môi trường penicilin (một loại kháng sinh) thì vi khuẩn vẫn sinh trưởng bình thường.
8. Gen ngoài tế bào chất của vi khuẩn mang gen của 2 loài sinh vật khác nhau.
Theo dõi (0) 1 Trả lời