OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Cánh diều Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực


Qua nội dung bài giảng Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực môn Sinh học lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tế bào nhân sơ

- Tế bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ, trung bình khoảng 0,5 – 5,0 µm. Chúng thường có hình cầu, hình que, hình xoắn.

- Tế bào nhân sơ (prokaryotic cell "pro" có nghĩa là "trước", "karyon" có nghĩa là "nhận") có cấu tạo rất đơn giản không có nhân hoàn chỉnh và các bảo quan có màng.

Hình 7.2. Cấu trúc của tế bào nhân sơ (ví dụ vi khuẩn Escherichia coli)

- Ở các tế bào nhân sơ, màng tế bào đóng vai trò kiểm soát sự ra vào tế bào của các chất. Bao bên ngoài màng tế bào là thành tế bào tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào chống lại áp lực của nước đi vào tế bào và sự gây hại của các sinh vật hay tế bào khác. Chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA dạng vòng kép gồm khoảng vài nghìn gene nằm ở vùng nhân, không có màng bao bọc. Ribosome thuộc loại nhỏ 70S (Svedberg kí hiệu S. đơn vị đo tốc độ lắng).

- Ở nhiều tế bào vi khuẩn, ngoài phân tử DNA ở vùng nhân còn có một hoặc một số phân tử DNA vòng, nhỏ gọi là plasmid Plasmid chứa một số gene hỗ trợ cho sự sinh trưởng của vi khuẩn như gene kháng kháng sinh. Nhiều vi khuẩn có vỏ nhày bao phủ bên ngoài thành tế bào giúp chúng bám dinh vào các bề mặt và bảo vệ tế bảo tránh các tác nhân bên ngoài Một số tế bào có thêm lông nhung bên ngoài vỏ nhầy giúp chúng bám vào các bề mặt. Ngoài ra, một số tế bào có một hoặc một số roi có vai trò thực hiện di chuyển của tế bào.

Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (trung bình khoảng 0,5 – 5,0 µm) và cấu tạo đơn giản gồm: thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân chứa phân tử DNA dạng vòng kép và ribosome. Nhiều tế bào có vỏ nhầy, plasmid, lông nhung, roi

1.2. Tế bào nhân thực

- Tế bào nhân thực có kích thước trung bình khoảng 10 –100 µm. Tuy nhiên, cũng có những tế bào có kích thước lớn hơn nhiều như tế bào thần kinh, tế bào trứng, tế bào mạch gỗ.

- Tế bào nhân thực (hay tế bào nhân chuẩn, eukaryotic cell "eu" — thực sự, đích thực, "karyon" — nhân) có cấu tạo phức tạp với nhân hoàn chỉnh và các bào quan có màng.

Hình 7.3. Cấu trúc của tế bào nhân thực

Phần bên trong của tế bào nhân thực được xoang hoá nhờ hệ thống nội màng. Sự hình thành các bào quan có màng bao bọc đảm bảo cho nhiều hoạt động sống (phân giải, tổng hợp,...) diễn ra trong cùng một thời gian. Đây cũng là bước tiến hoá quan trọng của tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ. Mỗi bào quan có cấu trúc đặc trưng và thực hiện chức năng nhất định trong tế bào. Trong các bào quan có màng. có các bào quan có màng kép như nhân, ti thể, lục lạp và các bào quan có màng đơn như lưới nội chất, bộ máy Golgi, peroxisome. lysosome, không bào. Ngoài ra, tế bào nhân thực cũng có bà quan không có màng như ribosome

- Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ (trung bình khoảng 10 – 100 µm) và có cấu tạo phức tạp: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoàn chỉnh và các bào quan có màng như ti thể, lưới nội chất, bộ máy Golgi,...

- Riêng tế bào động vật có trung thế, lysosome. Tế bào thực vật không có trung thể, lysosome nhưng có thành tế bào, lục lạp và không bào trung tâm mà tế bào động vật không có.

1.3. Thực hành quan sát tế bào nhân sơ

a. Chuẩn bị

- Mẫu vật dịch chứa vi khuẩn (nước dưa chua, dịch sữa chua, nước thịt luộc để nguội sau 24-48 giờ,...).

- Tranh, ảnh hoặc video về một số loại vi khuẩn

- Hoá chất dung dịch thuốc nhuộm fuchsin, nước cất

- Dụng cụ kinh hiển vi quang học, dầu soi kính, lam kính, kim mũi mác, đèn cồn, giấy thấm, đĩa đồng hồ

b. Tiến hành

- Dùng ống nhỏ giọt lấy một giọt dịch tử lọ đựng mẫu vật và nhỏ lên làm kinh

- Dùng kim mũi mác dàn mỏng giọt dịch trên lam kinh

- Hơ nhẹ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn sao cho nước bay hơi hết.

- Nhỏ một giọt thuốc nhuộm fuchsin lên vết mẫu đã khô trên lam kính và để yên trong 2 phút.

- Đặt nghiêng lam kính trên đĩa đồng hổ và dùng ống nhỏ giọt nhỏ từ từ nước cất vào một phía lam kính sao cho nước chảy qua vết nhuộm. Nhỏ nước cho đến khi nước rửa không còn màu thuốc nhuộm.

- Dùng giấy thấm nhẹ nhàng thấm khô xung quanh vết nhuộm.

- Đặt và cố định tiêu bản trên bản kinh

- Quan sát tiêu bản ở vật kinh 10× để chọn phần dễ quan sát rồi nhỏ một giọt dầu soi kinh lên vết nhuộm và chuyển sang vật kinh 100x để quan sát.

- Quan sát thêm hình dạng vi khuẩn qua tranh, ảnh hoặc video

Hình 7.4. Vi khuẩn Bacillus sp. quan sát duới kính hiển vi phóng đại 1000 lần

c. Báo cáo

Vẽ và mô tả tóm tắt hình dạng các loại vi khuẩn em đã quan sát được. Viết báo cáo thực hành theo mẫu ở bải 6.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Tế bào vi khuẩn và tế bào bạch cầu thuộc loại tế bào nhân sơ hay nhân thực?

Hình 7.1. Hình ảnh tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của hai loại tế bào được nhắc đến.

Lời giải chi tiết:

Tế bào vi khuẩn thuộc loại tế bào nhân sơ

Tế bào bạch cầu thuộc loại tế bào nhân thực

Bài 2.

So sánh kích thước và cấu tạo của hai loại tế bào: Tế bào vi khuẩn và tế bào bạch cầu

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của hai loại tế bào được nhắc đến.

Lời giải chi tiết:

Kích thước của tế bào vi khuẩn nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào bạch cầu

ADMICRO

Luyện tập Bài 7 Sinh học 10 CD

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.

- Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật.

- Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn).

3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Sinh học 10 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 7 Sinh học 10 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Cánh diều Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu 1 trang 39 SGK Sinh Học 10 Cánh diều - CD

Mở đầu trang 39 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 39 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 39 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 39 SGK Sinh học 10 Cánh diều -CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng trang 40 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 40 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 40 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 41 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 41 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 41 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 7 Sinh học 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF