OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống


Qua nội dung bài giảng Các cấp độ tổ chức của thế giới sống môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về các cấp tổ chức của thế giới sống... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

a. Khái niệm cấp độ tổ chức sống

Tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống được gọi là các cấp độ tổ chức của thế giới sống. Các cấp độ tổ chức trong thế giới sống gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ thể, cơ quan, hệ cơ quan, quần thể, quần xã – hệ sinh thái, sinh quyển. Các cấp độ tổ chức phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ thể, cơ quan, hệ cơ quan, quan thể, quần xã – hệ sinh thái, sinh quyền biểu hiện các đặc trưng của sự sống như: chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, được gọi là các cấp độ tổ chức sống. Trong đó, các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm tế bào, cơ thể, quần thế, quần xã – hệ sinh thái.

b. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao được thể hiện như Hình 3.1

Hình 3.1. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

c. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

Trong sự hình thành thế giới sống, các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn, chẳng hạn như tế bào được cấu tạo từ nhiều bào quan khác nhau, nhiều tế bào có cùng chức năng tập hợp lại thành mô, nhiều mô tập hợp tạo thành cơ quan, tiếp đến là các hệ cơ quan và cơ thể. Tập hợp các cá thể cùng loài phân bố ở một khu vực nhất định tạo thành quần thể. Các quần thể khác loài tồn tại trong một khu vực địa lí xác định, tại một thời điểm nhất định gọi là quần xã. Các quần xã tương tác với nhau và với môi trường hình thành hệ sinh thái.

► Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống được gọi là cấp độ tổ chức của thế giới sống.

► Các cấp độ tổ chức sống thể hiện được các đặc trưng sống cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng.

► Các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao gồm: phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quan thế → quán xã → hệ sinh thái → sinh quyển. Trong đó, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản.

► Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ: về cấu trúc, các cấp độ tổ chức sống cấp thấp làm nền tảng để hình thành nên các cấp độ cao hơn; về chức năng, các cấp độ tổ chức hoạt động luôn thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống.

1.2. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống

a. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, có nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. đó, tổ chức sống cấp cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn, vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có được. Đặc tính nổi trội được hình thành là do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành. Ví dụ: Một loại tế bào ở dạ dày chỉ thực hiện một chức năng nhất định (tế bào chính tiết ra pepsinogen – enzyme pepsin ở trạng thái chưa hoạt động, tế bào viễn tiết ra HCl, hoặc tế bào cơ chỉ có tác dụng co dãn) nhưng khi có nhiều loại tế bào tập hợp lại, dạ dày vừa có khả năng tiết dịch vị vừa co bóp để tiêu hóa.

b. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường nên được gọi là hệ thống mở. Nhờ có quá trình trao đổi chất mà giữa sinh vật và môi trường có mối quan hệ gắn kết, sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm thay đổi môi trường. Ví dụ: Thông qua quá trình thoát hơi nước mà thực vật hấp thụ khi CO, cung cấp cho quá trình quang hợp. Đồng thời, hơi nước thoát ra làm giảm nhiệt độ môi trường; O, được giải phóng từ quang hợp góp phần điều hòa khí quyển.

- Các cấp độ tổ chức sống có cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển. Ví dụ: Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể sẽ tiến hành phân giải glycogen dự trữ để đưa lượng đường trong máu về mức ổn định. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần thể thông qua điều chỉnh số lượng cả thể trong quần thể, ở cấp độ quần xã là điều chỉnh số lượng loài trong quán xã và số lượng cá thể trong mỗi loài.

c. Thế giới sống liên tục tiến hoá

Sự sống được hình thành cách đây khoảng hơn 3,5 tỉ năm, qua thời gian tiến hoá lâu dài đã hình thành nên thế giới sống với hàng triệu loài sinh vật (đơn bào nhân sơ, đơn bảo nhân thực, đa bào nhân thực). Dựa vào một số đặc điểm chung mà các nhà khoa học đã chia các loài sinh vật thành ba lãnh giới: Vi sinh vật cổ, Vi khuẩn và Nhân thực. Hình 3.2 cho thấy các loài sinh vật trên Trái Đất đều tiến hoả từ một tổ tiên chung.

Hình 2.3. Sự tiến hóa của thế giới sống từ tổ tiên chung

Sự sống được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ quá trình sinh sản. Nhiều đặc tính được duy trì ổn định, kế thừa qua nhiều thế hệ thống qua quá trình nhân đôi DNA. Các cơ chế phát sinh biến dị (đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể) luôn diễn ra, tạo sự đa dạng về mặt di truyền.

Mặt khác, môi trường sống luôn có những biến đổi buộc sinh vật phải có sự thích nghi để tồn tại, do đó quá trình chọn lọc tự nhiên đã loại bỏ những dạng sống kém thích nghi và giữ lại những dạng sống thích nghi với những môi trường khác nhau. Vì vậy, các loài sinh vật luôn có sự tiến hoá trông loài sinh và đã tạo nên thế giới sống vô cùng đa dạng, phong phú ngày nay.

► Các cấp độ tổ chức sống có các đặc điểm chung như: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, là hệ thống mở tự điều chỉnh và liên tục tiến hoá.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: "Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống". Em có đồng ý với ý kiến đó không? Em sẽ chứng minh cho ý kiến của mình như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Em không đồng ý với ý kiến cả xe và con sư tử đều là vật sống. Mặc dù chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển, nhưng việc trao đổi và di chuyển của xe đều phụ thuộc vào con người, và xe không có khả năng tự phát triển, tự sinh sản. Do đó chiếc xe không phải là vật sống, con sư tử là vật sống.

Bài 2.

Có ý kiến cho rằng: Tế bào là đơn vị, cấp độ tổ chức sống cơ bản, theo em là đúng hay sai, vì sao?

Hướng dẫn giải:

- Tế bào là đơn vị, cấp độ tổ chức sống cơ bản là đúng.

- Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất có đầy đủ các biểu hiện đặc trưng của thế giới sống như:  chuyển hóa vật chất, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,... Vì vậy tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất.

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 Sinh học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.

- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

- Dưa vào sơ đó, phân biết được cấp độ tổ chức sống.

- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Sinh học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Sinh học 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 16 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 1 trang 16 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 2 trang 16 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 3 trang 16 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 4 trang 17 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 17 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 5 trang 17 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 6 trang 17 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 7 trang 17 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 8 trang 17 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 9 trang 18 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 10 trang 18 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 18 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 18 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 1 trang 18 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 18 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.1 trang 10 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.2 trang 10 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.3 trang 10 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.4 trang 10 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.5 trang 10 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.6 trang 11 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.7 trang 11 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.8 trang 11 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.9 trang 11 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.10 trang 12 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.11 trang 12 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.12 trang 12 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 3 Sinh học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF