OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học


Qua nội dung bài giảng Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học, môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bộ môn Sinh học như: Đối tượng Sinh học là gì?, vai trò của đối với đời sống, sản xuất... Cũng như các phương pháp học tập... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu môn sinh học

a. Đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống, hay nói cách khác đây là ngành tập trung nghiên cứu về các cá thể sống cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường.

Ví dụ: Hình 1.2 mô tả hiện tượng bướm đang hút mặt hoa. Hai loài này có mối quan hệ mật thiết với nhau: bướm mang hạt phấn từ hoa này đến hoa khác giúp cho quá trình thụ phấn xảy ra, ngược lại, hoa cung cấp thức ăn cho bướm.

Hình 1.2. Bướm hút mật hoa

Ngành Sinh học bao gồm nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực đóng góp những vai trò nhất định trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn đời sống của con người. Một số lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học gồm:

* Di truyền học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các loài sinh vật và Sinh học phân tử nghiên cứu về cơ SỞ phân tử của các cơ chế di truyền như nhân đội DNA, phiên mã, dịch mã cũng như các hoạt động sống của tế bào.

* Sinh học tế bào nghiên cứu về cấu tạo và các hoạt động sống của tế bào. Việc nghiên cứu ứng dụng của Di truyền học và Sinh học tế bào giúp tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng bằng các phương pháp khác nhau (gây đột biến, lai tế bào sinh dưỡng, chuyển gene,..).

* Vi sinh vật học nghiên cứu các đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố, các quá trình sinh học cũng như vai trò, tác hại của các loài vi sinh vật đối với tự nhiên và con người.

* Giải phẫu học nghiên cứu về hình thái và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật và Sinh lí học nghiên cứu các quá trình (cơ học, hoả học, vật lí) diễn ra bên trong cơ thể sinh vật sống thông qua hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan.

* Động vật học nghiên cứu về hình thái, giải phẫu, sinh lí, phân loại và hành vi của động vật cũng như vai trò và tác hại của chúng đối với tự nhiên và con người.

* Thực vật học nghiên cứu về hình thái, giải phẫu, sinh lí, phân loại thực vật; vai trò và tác hại của thực vật đối với tự nhiên và con người.

* Sinh thái học và Môi trường nghiên cứu mối quan hệ tương tác qua lại giữa các cá thể sinh vật với nhau và với môi trường sống của chúng, sự thay đổi của các yếu tố môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường. han trot sang tao

* Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

b. Mục tiêu học tập môn Sinh học

Môn Sinh học giúp chúng ta hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật của tự nhiên để từ đó giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ; biết yêu và tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước; có thái độ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; ứng xử với thiên nhiên phủ hợp với sự phát triển bền vững.

Môn Sinh học còn giúp chúng ta hình thành và phát triển năng lực sinh học, gồm các thành phần năng lực như: nhận thức sinh học tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

Môn sinh học cũng giúp chúng ta rèn luyện thế giới quan khoa học, tinh thần trách nhiệm, trung thực và nhiều năng lực cần thiết.

Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống. Ngành Sinh học có nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: Di truyền học và Sinh học phân tử, Sinh học tế bào, Vi sinh vật học, Giải phẫu học và Sinh lí học, Động vật học Thực vật học, Sinh thái học và Môi trưởng, Công nghệ sinh học,...

- Môn Sinh học giúp chúng ta hiểu rõ về thế giới sống, hình thành và phát triển năng lực sinh học, có thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên.

1.2. Vai trò của Sinh học

Đối với con người, những thành tựu của sinh học đã góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, làm thay đổi mạnh mẽ nền công nghiệp, nông nghiệp, y học,...; tăng chất lượng. hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, thành tựu sinh học còn góp phần thay đổi cuộc sống hàng ngày, giúp con người giảm bệnh tật, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao điều kiện chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh, gia tăng tuổi thọ. Chẳng hạn, công nghệ sinh học đã đạt được những thành tựu to lớn như: tạo ra các loài sinh vật mang gene người đề sản xuất hormone, protein,.; các giống cây trồng sạch bệnh; nhiều loài sinh vật mang những đặc tính tốt được tạo ra bằng phương pháp gay đột biến và công nghệ tế bào...

Hình 1.3. Nhân giống cây trồng bằng nuôi cây mô

Hình 1.4. Chuột bạch chuyển gene mà hod homone sinh trưởng của chuột cống (1982)

 Bằng sự hiểu biết về cấu tạo và hoạt động chức năng sinh lí của não bộ, người ta có thể chủ động đưa ra những phương pháp cải thiện trí nhớ, tư vấn và chữa trị các vấn đề về tâm lí cũng như hành vi của con người, góp phần làm cho Tâm lí học và Khoa học xã hội trở nên sâu sắc hơn. Đối với môi trường, việc xây dựng các mô hình sinh thái giúp đánh giá các vấn đề xã hội như sự nóng lên toàn cầu, mức độ ô nhiễm môi trường, sự thủng tầng ozone, suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên,... từ đó đưa ra các biện pháp hợp lí hướng đến sự phát triển bền vững.

Ngành Sinh học ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, sự phát triển kinh tế — xã hội, sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

1.3. Sinh học trong tương lai

- Ứng dụng công nghệ sinh học góp phần tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Nhiều loài sinh vật biến đổi gene mang những đặc tính tốt, có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt tiếp tục được tạo ra nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người, đảm bảo an ninh lương thực. Các loại thuốc mới và thực phẩm chức năng được sản xuất để ứng dụng trong việc điều trị bệnh ở người.

- Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường cũng là vấn đề cần đặt lên hàng đầu. Con người đã chủ động dùng vi sinh vật đề xử lí nước thải, xử lí dầu tràn trên biển, phân huỷ rác thải để tạo phân bón,.... Việc tạo ra xăng sinh học cũng là một trong những phát minh giúp bảo vệ môi trường.

- Sinh học cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu y học như: liệu pháp gene nhằm chữa trị các bệnh liên quan đến sai hỏng vật chất di truyền, trị liệu bằng tế bào gốc, điều trị ung thư,... Hiện nay, đã tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị nhiều bệnh nguy hiểm đối với con người.

- Hơn nữa, sinh học có thể kết hợp với tin học để nghiên cứu sinh học trên các phần mềm chuyên dụng, các mô hình mô phỏng nhằm hạn chế việc sử dụng sinh vật làm vật thí nghiệm; kết hợp với khoa học Trái Đất, khoa học vũ trụ để nghiên cứu về khả năng tồn tại của sự sống ở các hành tinh khác ngoài Trái Đất

Trong tương lai, ngành Sinh học có thể mang lại nhiều thành tựu mới nhằm phục vụ đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội như: xử li ô nhiễm môi trường; tạo được nhiều giống vật nuôi, cây trồng; áp dụng liệu pháp gene và liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh; tạo ra năng lượng sinh học..

1.4. Các ngành nghề liên quan đên Sinh học và ứng dụng Sinh học hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu về nhiều mặt cho đời sống con người như: giảng dạy, nghiên cứu, chăm sóc sức khoẻ, quản lí,... Có thể khái quát các nhóm ngành nghề theo sơ đồ Hình 1.5.

Hình 1.5 Các ngành nghề liên quan đến Sinh học

a. Nhóm ngành sinh học cơ bản

Nhóm ngành sinh học cơ bản bao gồm các ngành nghề có các công việc, nghiên cứu liên quan trực tiếp đến các cấp độ tổ chức sống (tế bào, cơ thể). Một số ngành nghề có vai trò quan trọng trong đời sống con người như:

- Y học: phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ con người,...

- Dược học: sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,... nhằm phòng và chữa trị nhiều bệnh ở người.

- Pháp y: xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định tình trạng sức khoẻ hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động để giải quyết các vụ án dân sự; hoặc khám nghiệm tử thi; xét nghiệm DNA từ mẫu máu, tóc, da,.. được thu nhận từ hiện trường vụ án trong điều tra các vụ án hình sự. 

b. Nhóm ngành ứng dụng

Nhóm ngành ứng dụng sinh học bao gồm các ngành nghề ứng dụng kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như đảm bảo nguồn lương thực, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học... Một số ngành có nhiều thành tựu đáng chú ý như: 

- Công nghệ thực phẩm: tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y học, chăn nuôi,... góp phần nâng cao sức khoẻ con người.

- Khoa học môi trường: đưa ra biện pháp xử lí kịp thời, đồng thời hiểu và trình bày vẽ: mục tiêu yêu chế tạo và sản xuất nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho cầu, cơ hội việc làm, thành tựu, triển việc bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp sinh học (sử dụng tảo, vi vọng trong tương lai của nghề đó. sinh vật) cũng đã được ứng dụng rất hiệu quả.

- Nông nghiệp: áp dụng các kĩ thuật hiện đại góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm (gạo, trái cây, thuỷ sản,...) và giảm chi phí sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu.

- Lâm nghiệp: phối hợp chặt chẽ giữa việc trống, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí; ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lí và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng được khôi phục đáng kể.

- Thuỷ sản: giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Các ngành nghề liên quan đến sinh học gồm: y – được học, pháp y....

- Các ngành nghề ứng dụng sinh học gồm: công nghệ thực phẩm, khoa học môi trường, nông nghiệp, làm nghiệp, thuỷ sản,. . . 

1.5. Sinh học với phát triển bền vững và những vấn đề xã hội

a. Sinh học với phát triển bền vững

- Hội nghị Thượng đỉnh năm 1992 về Môi trường và Phát triển tại Brazil đã đưa ra định nghĩa về phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. 

- Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường sống: góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống; các công trình nghiên cứu về di truyền, sinh học tế bảo được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Bên cạnh đó, việc vận dụng kiến thức sinh học trong quản lí và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản xuất các chế phẩm sinh học... là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội

b. Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội

Sinh học và vấn đề đạo đức sinh học

- Bên cạnh những thành tựu mà sinh học mang lại, cũng đã có nhiều thành tựu gây nên những ý kiến trái chiều. Chẳng hạn, vào năm 1996, khi cừu Dolly được tạo ra thành công nhờ nhân bản vô tính tại Scotland, làn sóng dư luận đã đặt ra câu hỏi: “Một khi phương pháp này được áp dụng thành công ở người thì điều gì sẽ xảy ra?"

- Những thí nghiệm trên cơ thể con người luôn gây nên nhiều tranh cãi trong xã hội như: nhân bản vô tính con người, dùng người để thử nghiệm thuốc và những thí nghiệm vì mục đích lợi nhuận,...

- Như vậy, đạo đức sinh học ra đời với nhiệm vụ đưa ra những quy tác, các giá trị đạo đức trong khoa học nghiên cứu sự sống cũng nhưởng dụng khoa học vào thực tiễn. Việc nghiên cứu và thử nghiệm những không? Tại sao? phương pháp mới trên người, động vật, thực vật, vi sinh vật đòi hỏi làm rõ nguồn gốc và tuân thủ những quy định chặt chẽ về đạo đức nghiên cứu của quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho đối tượng tham gia nghiên cứu.

Sinh học và sự phát triển kinh tế, công nghệ

- Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y học,... đã cho ra đời nhiều sản phẩm như các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, chi phí thấp, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

- Với việc nghiên cứu tập tính, hoạt động của động vật, người ta có thể chế tạo hoặc cải tiến các thiết bị, máy móc phục vụ cho đời sống con người, ví dụ như việc chế tạo các robot có cử động và cảm xúc như con người.

- Mặt khác, việc bảo tồn đa dạng sinh học cũng gắn liền với sự phát triển kinh tế, mục tiêu bảo tồn và quản lí tài nguyên thiên nhiên được lồng ghép vào các dự án phát triển kinh tế như xây dựng các khu du lịch sinh thái. Ngược lại, sự phát triển kinh tế và công nghệ là nền tảng cho sự phát triển của ngành Sinh học.

- Ngành Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn đối với phát triển bền vững vì giúp khôi phục lại các hệ sinh thái cũng như bảo vệ các loại sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.

- Sinh học có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề về đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ

 

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1.

Một trong những thành tựu của ngành Sinh học là tạo ra các loài sinh vật biến đổi gene (Genetically Modified Organism– GMO), nhà đó, mang lại cho con người những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản lâu hơn, giá thành rẻ hơn, đặc biệt, thành tựu này còn góp phần giải quyết vấn đề nạn đói trên thế giới. Ngoài việc đảm bảo nguồn thực phẩm, ngành Sinh học còn có những vai trò gì đối với đời sống con người?

Hình 1.1. Dâu tây biến đổi gene và dâu tây thông thường

Hướng dẫn giải:

Vai trò của ngành Sinh học đối với cuộc sống con người:

-  Góp phần vào sự phát triển kinh tế

- xã hội, làm thay đổi mạnh mẽ nền công nghiệp, nông nghiệp, y học,..; tăng chất lượng, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường.

- Giúp con người giảm bệnh tật, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao điều kiện chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh, gia tăng tuổi thọ. 

Bài 2.

Liên hệ thực tế và kết hợp kiến thức bản thân xác định đâu là vai trò của ngành Sinh học đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

Hướng dẫn giải:

Những thành tựu chứng minh vai trò của ngành Sinh học đối với sự phát triển kinh tế xã hội là:

  • Giúp con người giảm bệnh tật, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh, tăng tuổi thọ.
  • Giúp con người cải thiện trí nhớ , tư vấn và chữa trị các vấn đề về tâm lí cũng như hành vi của con người.
  • Đại dịch covid-19 đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu ra vacxin để phòng loại virut này.
  • Công nghệ sinh học nghiên cứu ra các giống cây sạch bệnh, nhiều loài sinh vật mang những đặc tính tốt,vv..
ADMICRO

Luyện tập Bài 1 Sinh học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Nếu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

- Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

- Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

- Nếu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y - dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường nông nghiệp, làm nghiệp. . .. ). Nếu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

- Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.

-  Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Sinh học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Sinh học 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 5 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 1 trang 5 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 2 trang 5 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 3 trang 6 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 4 trang 6 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 6 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 5 trang 6 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 6 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 6 trang 7 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 7 trang 7 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 7 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 8 trang 8 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 9 trang 8 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 8 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 10 trang 9 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 11 trang 9 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 9 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 9 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 12 trang 10 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 13 trang 10 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 14 trang 10 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 15 trang 10 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 11 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 1 trang 11 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 11 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.1 trang 5 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.2 trang 5 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.3 trang 5 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.4 trang 5 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.5 trang 6 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.6 trang 6 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.7 trang 6 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.8 trang 6 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.9 trang 6 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.10 trang 6 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.11 trang 7 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.12 trang 7 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.13 trang 7 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.14 trang 7 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.15 trang 7 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.16 trang 7 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.17 trang 7 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.18 trang 7 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.19 trang 7 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.20 trang 7 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 1 Sinh học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF