OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Cánh diều Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của của virus


Qua nội dung bài giảng Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của của virus môn Sinh học lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của của virus... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm virus

- Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bảo của sinh vật. Ví dụ một số virus gây bệnh nguy hiểm trên người như HIV, cúm A, SARS-CoV-2, viêm gan B, sốt xuất huyết,....

- Virus chứa vật chất di truyền (nucleic acid) và protein nhưng không có cấu tạo tế bào nên không được gọi là cơ thể mà gọi là hạt virus. Kích thước virus rất nhỏ, đường kính thường từ 20 – 300 nm, chúng không trao đổi chất nên phải sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên

Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật.

1.2. Cấu tạo của virus

Hình 21.2. Các thành phần cấu tạo virus

Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép. virus được chia thành hai loại là virus trấn và virus có mảng bọc (hình 21.2). Cả hai loại đều có lõi là phân tử nucleic acid (mạch đơn hoặc kẹp) mang thông tin di truyền và vỏ capsid bao bọc bảo vệ phía ngoài, hỗn hợp hai thành phần này được gọi là nucleocapsid. Ở virus trần protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ. Ở virus có màng bọc, các gai glycoprotein trên lớp mảng phospholipid kép chính là các thụ thể của virus. Ở một số virus gây bệnh trên vi khuẩn vi dụ như phage T4 (hình 21.3), thụ thể nằm ở đầu tận cùng của lông đuôi

Hình 21.3. Cấu tạo của một số virus

Virus được cấu tạo từ hai thành phần chính là lõi nucleic acid và vỏ protein, một số virus có thêm lớp màng lipid kép bao bên ngoài, trên đó có các gai glycoprotein.

1.3. Chu trình nhân lên của virus

Chu trình nhân lên của virus thường trải qua 5 giai đoạn Các giai đoạn thể hiện rõ cơ chế gây bệnh của virus

(1) Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của vis và thụ thể của tế bào chủ

(2) Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ, virus có màng bọc thị đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tể bảo chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi ảo) để giải phóng vật chất di truyền.

(3) Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bảo chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp

(4) Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid

(5) Giải phóng: Virus có thể phá huỷ tế bảo chủ để giải phỏng đồng thời các hạt virus hoặc chịu từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần Virus có màng bọc sẽ sử dụng mảng của tế bào chủ có gắn các protein đặc trưng của virus làm mảng bao xung quanh. Các virus mới được hình thành sẽ xâm nhiễm vào các tế bảo khác và bắt đầu một chu trinh mới

Hình 21.4. Sơ đồ các giai đoạn trong chu trình nhân lên của phage T4 gây bệnh trên vi khuẩn E. coli

Hình 21.5. Chu trình nhân lên của HIV (Human Immunodeficiency Virus) trong tế bào lympho T

Chu trình nhân lên của virus thường gồm 5 giai đoạn: bám dính, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp và giải phóng.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1.

Hình 21.1 mô tả thí nghiệm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh khảm thuốc lá. Hãy thảo luận và nêu nhận xét về đặc điểm mầm bệnh. 

Hình 21.1. Thí nghiệm của Dmitri Ivanovsky 1892

Phương pháp giải:

Quan sát hình 21.1 và nêu nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm mầm bệnh: Xuất hiện đầu tiên ở những lá non, gồm các vết đốm xanh, vàng xen kẽ nhau.

Bài 2.

Tại sao những người bị hội chứng HIV-AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy?

Phương pháp giải:

- Khi tế bào virus xâm nhập, sự nhân lên của virus đối với tế bào chủ làm tế bào bị hủy hoại, chết hoặc bị tổn thương vật chất di truyền. 

Lời giải chi tiết:

Khi tế bào virus xâm nhập sẽ làm tế bào bị hủy hoại, chết hoặc bị tổn thương vật chất di truyền. Do đó virus HIV xâm nhập vào cơ thể làm phá hủy các tế bào miễn dịch, tạo cơ hội cho các virus, vi khuẩn khác xâm nhập gây lở loét da và tiêu chảy.

ADMICRO

Luyện tập Bài 21 Sinh học 10 CD

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus.

- Trình bày được cấu tạo của virus.

- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus.

3.1. Trắc nghiệm Bài 21 Sinh học 10 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 21 Sinh học 10 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Cánh diều Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 131 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng trang 131 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 131 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 132 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 132 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 132 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng trang 133 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 133 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 133 SGK Sinh học 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 21 Sinh học 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF