OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng


Qua nội dung bài giảng Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về quá trình Tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào

- Tổng hợp là quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme. Ví dụ: tổng hợp protein từ các amino acid, tổng hợp nucleic acid từ các nucleotide, tổng hợp lipid từ glycerol và acid béo,... Quá trình tổng hợp có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, đồng thời tích luỹ năng lượng cho tế bào,

Hình 15.1. Sơ đồ minh hoạ quá trình tổng hợp các chất

- Trong quá trình tổng hợp có sự hình thành liên kết hoá học giữa các chất phản ứng với nhau để tạo thành sản phẩm. Như vậy, năng lượng có trong liên kết hoá học của các chất phản ứng được tích luỹ trong liên kết hoá học của sản phẩm.

Tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình sử dụng nguyên liệu là các chất đơn giản, dưới sự xúc tác của enzyme để hình thành các hợp chất phức tạp hơn, đồng thời tích luỹ năng lượng.

1.2. Quang hợp

a. Khái niệm quang hợp

- Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tổ quang hợp.

- Phương trình tổng quát của quang hợp ở thực vật: \(6C{O_2} + 6{H_2}O\xrightarrow[{Sắc tố QH}]{{AS}}{C_6}{H_{12}}{O_6} + 6{O_2}\)

b. Cơ chế quang hợp

Hình 15.2. Sơ đồ hơi pha của quá trình quang hợp

- Pha sáng được thực hiện nhờ có hệ sắc tố quang hợp và các thành phần của chuỗi chuyển electron quang hợp nằm trên màng thylakoid. Trong đó, năng lượng ánh sáng được hệ sắc tố hấp thụ sẽ được chuyển vào chuỗi chuyển electron quang hợp để tổng hợp ATP NADPH. Phân tử O2 được giải phóng từ pha sáng có nguồn gốc từ các phân tử nước.

Hình 15.3. Sơ đồ tóm tắt chu trình Calvi

Pha tối (còn gọi là chu trình Calvin) diễn ra ở chất nền của lục lạp, là pha khử CO, để hình thành carbohydrate nhờ ATP và NADPH lấy từ pha sáng.

c. Vai trò của quang hợp

Quang hợp có nhiều vai trò quan trọng đối với thực vật và đời sống con người như: tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng; cung cấp nguồn dinh dưỡng nuôi sống gần như toàn bộ sinh giới; cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng và y học; điều hoà hàm lượng O2 và CO2 trong khí quyển.

Quá trình quang hợp gồm pha sáng và pha tối. Pha sáng diễn ra ở thylakoid, biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH. Pha tối diễn ra ở chất nền lục lạp, sử dụng năng lượng từ pha sáng để đồng hoá CO, thành các hợp chất hữu cơ.

Quang hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống của sinh giới.

1.3. Hóa tổng hợp và quang tổng hợp ở vi khuẩn

a. Vai trò của quá trình hoá tổng hợp ở vi khuẩn

- Các loài vi khuẩn hoá tự dưỡng có khả năng đồng hoá CO2 để hình thành các hợp chất hữu cơ khác nhau nhờ năng lượng của các phản ứng oxi hoá. Quá trình này được gọi là hoá tổng hợp.

- Các loài vi khuẩn khác nhau có thể thực hiện quá trình oxi hoa nhiều hợp chất khác nhau để lấy năng lượng. Một phần năng lượng giải phóng ra được dùng để tổng hợp chất hữu cơ. Các nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp chủ yếu gồm:

+ Nhóm vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh: gồm các vi khuẩn có khả năng oxi hoá các hợp chất chứa lưu huỳnh (H2S, S) thành sulfuric acid (HSO4), một phần năng lượng từ quá trình đó được dùng để tổng hợp chất hữu cơ.

+ Nhóm vi khuẩn oxi hoá nitrogen: gồm các vi khuẩn nitrit hoá (oxi hoá NH3 thành HNO2) và nitrate hoá (oxi hoá HNO2 thành HNO3), Chúng sử dụng 6 – 7 % năng lượng để tổng hợp glucose từ CO2

+ Nhóm vi khuẩn oxi hoá sắt: gồm các nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ quá trình oxi hoá sắt hoá trị hai (FeCO3) thành sắt hoá trị ba (Fe(OH)3).

Hình 15.4. Hoạt động chuyển hoá nitrogen của vi khuẩn

b. Vai trò của quá trình quang khử ở vi khuẩn

- Quang tổng hợp ở vi khuẩn là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để khử CO, thành chất hữu cơ. Tuỳ vào sản phẩm được tạo thành, quang tổng hợp ở vi khuẩn được chia thành hai dạng: quang hợp (thải O2) và quang khử (không thái O2). là giữ Quá trình này được thực hiện nhờ các phân tử sắc tố nằm trên mảng thylakoid (có nguồn gốc từ màng sinh chất).

- Vi khuẩn lam dùng H2O là chất cho electron và H+ như ở thực vật và có giải phóng khí O2 .Trong khi đó, vi khuẩn lưu huỳnh lục và tia lại dùng H2S, S hoặc H2 là chất cho electron và H+ và không giải phóng khi O

Ví dụ: 6CO2+12H2S + sắc tổ quang hợp →C6H12O6 +6H2O +12S

- Quá trình quang khử ở vi khuẩn có vai trò cung cấp nguồn chất hữu cơ cho các loài sinh vật dị dưỡng, góp phần điều hoà khí quyển và làm giảm ô nhiễm môi trường.

Quá trình hoá tổng hợp ở vi khuẩn có nhiều vai trò quan trọng như đảm bảo sự tuần hoàn của chu trình vật chất trong tự nhiên, góp phần làm sạch môi trường nước, tạo ra các mỏ quặng. Quang khử ở vi khuẩn tạo nên lượng sinh khối lớn, góp phần điều hoà khi quyền và làm giảm ô nhiễm môi trường.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Hiện nay, một trong những biện pháp góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính hiệu quả là bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh nhằm làm giảm hàm lượng CO2 trong khí quyền. Biện pháp này được đưa ra dựa trên cơ sở nào?

Phương pháp giải:

Thực vật thực hiện quá trình quang hợp để tổng hợp glucose từ CO2, H2O nhờ ánh sáng mặt trời.

Lời giải chi tiết:

Thực vật có khả năng sử dụng CO2 để tổng hợp glucose, đây là cơ sở của biện pháp bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh nhằm giảm hàm lượng CO2 trong khí quyền.

Bài 2.

Ở người, tại sao khi quá trình tổng hợp insulin (một loại hormone điều hoà hàm lượng đường trong máu) của tuyến tụy bị ức chế sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Phương pháp giải:

- Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.

- Một trong những tác dụng quan trọng nhất của insulin là chuyển phần lớn glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ.

Lời giải chi tiết:

Những người bị ức chế quá trình tổng hợp insulin của tuyến tụy sẽ không có khả năng chuyển hóa đường thành glycogen khi lượng đường trong máu tăng, do đó những người này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

ADMICRO

Luyện tập Bài 15 Sinh học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào.

- Lấy được ví dụ minh hoạ (tổng hợp protein, lipid, carbohydrate, ...).

- Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích lũy năng lượng.

- Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào thực vật.

- Nêu được vai trò của hóa tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 15 Sinh học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 15 Sinh học 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 72 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 1 trang 72 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 2 trang 72 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 72 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 3 trang 73 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 4 trang 73 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 5 trang 73 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 6 trang 73 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 7 trang 74 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 74 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 8 trang 74 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 9 trang 75 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 10 trang 75 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 11 trang 75 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 75 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 75 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 75 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 1 trang 75 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 75 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 15.1 trang 47 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 15.2 trang 47 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 15.3 trang 47 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 15.4 trang 47 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 15.5 trang 47 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 15.6 trang 48 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 15.7 trang 48 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 15.8 trang 48 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 15.9 trang 48 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 15.10 trang 48 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 15 Sinh học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF