OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất


Trong bài học này các em được tìm hiểu về quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất của tế bào theo hai phương thức chủ yếu là vận chuyển thụ độngvận chuyển chủ động. Ngoài ra các em được tìm hiểu hình thức xuất bàonhập bào của tế bào.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vận chuyển thụ động :

  • Khái niệm: là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.
  • Nguyên lí: sự khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Nguyên lí sự khuếch tán

  • Sự khuếch tán của các phân tử qua màng sinh chất được gọi là sự thẩm thấu.
  • Các kiểu vận chuyển :
    • Khuếch tán trực tiếp qua lớp lipit kép: Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… 
    • Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng: Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ
    • Khuếch tán qua kênh protein đặc biệt (thẩm thấu): các phân tử nước.

Vận chuyển thụ động

  • Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khếch tán qua màng
    • Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng.
    • Nhiệt độ môi trường.
  • Một số loại môi trường:
    • Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào → chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào.
    • Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
    • Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào → chất tan không thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào được hoặc nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào.

Các tế bào trong từng loại môi trường

1.2. Vận chuyển chủ động:

  • Khái niệm: Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và cần tiêu tốn năng lượng.
  • Cơ chế: ATP + Prôtêin đặc chủng → prôtêin biến đổi, đưa các chất từ ngoài vào trong hoặc đẩy ra khỏi tế bào.

Vận chuyển chủ động

1.3. Nhập bào và xuất bào :

  • Nhập bào: Là phương thức đưa các chất vào tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
    • Thực bào: Tế bào động vật ăn các hợp chất có kích thước lớn
    • Ẩm bào: Đưa giọt dịch vào tế bào

Thực bào

  • Xuất bào: Là phương thức đưa các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược lại với quá trình nhập bào.

Xuất bào

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ:

Phân biệt sự khác nhau giữa vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động?

Gợi ý trả lời:

Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
  • Vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độn thấp (thuận theo chiều građien nồng độ
  • Không cần tiêu tốn năng lượng
  • Khuếch tán trực tiếp quá màng hoặc nhờ prôtêin xuyên màng
  • Thường các chất có kích thước nhỏ hơn lỗ màng: O2, CO2, Glucozơ..
  • Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ)
  • Tiêu tốn năng lượng ATP
  • Nhờ các kênh prôtêin đặc hiệu trên màng
  • Thường vận chuyển các chất có kích thước lớn hơn lỗ màng: ion Na+, K+

 

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 11 Sinh học 10

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được kiểu vận chuyển thụ động và kiểu vận chuyển chủ động.
  • Nêu được sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
  • Mô tả được các hiện tượng nhập bào và xuất bào.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 50 SGK Sinh học 10

Bài tập 2 trang 50 SGK Sinh học 10

Bài tập 3 trang 50 SGK Sinh học 10

Bài tập 4 trang 50 SGK Sinh học 10

Bài tập 17 trang 55 SBT Sinh học 10

Bài tập 18 trang 56 SBT Sinh học 10

Bài tập 20 trang 57 SBT Sinh học 10

Bài tập 17 trang 61 SBT Sinh học 10

Bài tập 18 trang 61 SBT Sinh học 10

Bài tập 19 trang 61 SBT Sinh học 10

Bài tập 20 trang 61 SBT Sinh học 10

Bài tập 21 trang 61 SBT Sinh học 10

Bài tập 22 trang 61 SBT Sinh học 10

Bài tập 56 trang 75 SBT Sinh học 10

Bài tập 58 trang 75 SBT Sinh học 10

Bài tập 59 trang 75 SBT Sinh học 10

Bài tập 60 trang 76 SBT Sinh học 10

Bài tập 61 trang 76 SBT Sinh học 10

Bài tập 62 trang 76 SBT Sinh học 10

Bài tập 63 trang 76 SBT Sinh học 10

Bài tập 64 trang 77 SBT Sinh học 10

Bài tập 65 trang 77 SBT Sinh học 10

Bài tập 66 trang 77 SBT Sinh học 10

Bài tập 67 trang 77 SBT Sinh học 10

Bài tập 68 trang 78 SBT Sinh học 10

Bài tập 69 trang 78 SBT Sinh học 10

Bài tập 70 trang 78 SBT Sinh học 10

Bài tập 1 trang 66 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 2 trang 66 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 3 trang 67 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 4 trang 67 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 5 trang 67 SGK Sinh học 10 NC

4. Hỏi đáp Bài 11 Chương 2 Sinh học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF