Ôn tập Sinh học 11 Chương 3 Sinh trưởng và phát triển
Mời các em tham khảo bộ tài liệu Ôn tập Sinh học 11 Chương 3 với nội dung khái quát kiến thức về Sinh trưởng và phát triển trong chương trình 11 một cách ngắn gọn nhất để giúp các em ôn tập thuận tiện. Bên cạnh đó bộ tài liệu còn có các câu hỏi ôn tập chương cụ thể nhằm giúp các em ôn tập tốt nhất. Không những thế các em còn có thể thi online trực tiếp ngay trên bộ đề thi với khungb thời gian quy định hoặc các em có thể tải file tài liệu vè máy dưới dạng PDF. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.
Đề cương ôn tập Sinh học 11 Chương 3
A. Tóm tắt lý thuyết
B. Một số câu hỏi ôn tập chương
Bài 1: Lập bảng phân biệt các hoocmôn kích thích ở thực vật?
Loại hoocmon | Nơi sản sinh | Tác động | Ứng dụng | |
Ở mức tế bào | Ở mức cơ thể | |||
Auxin | Đỉnh của thân và cành | Kích thích quá trình phân bào nguyên nhiễm và sinh trưởng kéo dài của TB | Tham gia vào quá trình sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi; kích thích ra rễ phụ, .v.v. | Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ |
Giberelin | Ở lá và rễ | Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào | Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột. | Kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống |
Xitokinin | Ở rễ | Kích thích sự phân chia TB làm chậm quá trình già của TB | Hoạt hoá sự phân hoá, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô callus | Sử dụng phổ biến trong công tác giống đểtrong công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật (giúp tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin); sử dụng bảo tồn giống cây quý |
Bài 2: Lập bảng phân biệt các hoocmôn ức chế?
Loại hoocmon | Nơi sản sinh | Tác động | Ứng dụng | |
Ở mức tế bào | Ở mức cơ thể | |||
Etilen | Lá già, hoa già, quả chín | Ức chế phân chia tế bào, làm tăng quá trình già của tế bào. | Ức chế sinh trưởng chiều dài nhưng lại tăng sinh trưởng bề ngang của thân cây. | KíKhởi động tạo rễ lông hút ở cây mầm rau diếp xoắn, cảm ứng ra hoa ở cây họ Dứa và gây sự ứng động ở lá cà chua, thúc quả chín, tạo quả trái vụ |
Axit abxixic | Trong lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già |
Kích thích sự rụng lá, sự ngủ của hạt (rụng quả), chồi cây, (rụng cành). Tương quan AAB/ GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt, chồi. |
Bài 3: Chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, rồi cho biết sinh trưởng sơ cấp của cây là gì?
Trả lời
- - Sinh trưởng sơ cấp của thân là do hoạt động phân chia nguyên nhiễm của các tế bào mô phân sinh đỉnh thân tạo nên.
- - Sinh trưởng sơ cấp của rễ là do các tế bào mô phân sinh đỉnh rễ phân chia nguyên nhiễm tạo nên.
- - Sinh trưởng sơ cấp của cây là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và của rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ.
Bài 4: Trả lời các câu hỏi:
1. Sinh trưởng thứ cấp là gì?
2. Cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì ?
3. Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?
Trả lời
1. Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra.
2. Cây 2 lá mầm có sinh trưởng thứ cấp. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.
3. Các lớp tế bào ngoài cùng (bầu) của vỏ cây Thân gỗ được sinh ra lừ tầng sinh bần
Bài 5: Nêu ảnh hưởng của auxin đến sự sinh trưởng của quả dâu tây và cho biết tác động của AIA?
Trả lời
- Auxin kích thích sinh trưởng làm tăng kích thước quả dâu tây.
+ Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình phân bào nguyên nhiễm và sinh trưởng dãn dài của tế bào.
+ Ở mức cơ thể, AIA tham gia vào nhiều họat động sống cùa cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, kích thích ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh (chồi đỉnh ức chế sự sinh trưởng của các chồi bên).
- Các chất Auxin nhân tạo có cấu trúc và tính chất giống với AIA, ví dụ, ANA, AIB ... Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nó, nên được tích lũy trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và động vật.
- Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo như ANA, AIB, ... được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thủ quả (cà chua,...), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cây. Không nên dùng các chất auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.
Bài 6: So sánh phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển biến thái không hoàn toàn?
Trả lời
a) Giống nhau:
- Đều gồm 2 giai đoạn: phôi và hậu phôi.
- Trứng được thụ tinh → hợp tử → phôi → ấu trùng
b) Khác nhau:
Biến thái hoàn toàn | Biến thái không hoàn toàn | ||
Đại diện | Bướm | Châu Chấu | |
Ví dụ |
Trứng → Sâu bướm → Nhộng → Bướm |
Trứng → ấu trùng → Châu chấu | |
Giai đoạn hậu phôi |
- Con non có hình dạng, đặc điểm sinh lí khác hoàn toàn so với con trưởng thành. - Con non biến đổi thành con trưởng thành nhờ hoocmôn tuyến giáp (có ở ếch nhái). - Con non trở thành nhộng mới trở thành con trưởng thành. |
- Con non có hình dạng giống con trưởng thành. - Con non phải trải qua nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. |
Bài 7: Cho ví dụ về sinh trưởng ở động vật. Cho biết sự khác nhau về sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái. Cho biết sự khác nhau về sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn?
Trả lời
1. Ví dụ: Ở người:
- Giai đoạn trẻ em từ khi sinh ra đến tuổi dậy thì 13-14 tuổi chủ yếu là sinh trưởng, tuy nhiên vẫn có sự biến đổi về chất như sụn phân hoá thành xương.
- Giai đoạn phát triển của phôi thai trong bụng mẹ có diễn ra quá trình sinh trưởng nhưng có sự biến đổi về chất lượng mạnh đó là phân hoá, biệt hoá tế bào để hình thành các cơ quan và hệ cơ quan.
2. Sự khác nhau về sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái
+ Sinh trưởng và phái triển không qua biến thái (sinh trưởng và phát triển trực tiếp) là kiểu sinh trưởng và phái triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành. Ấu trùng phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác.
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái là kiểu sinh trưởng và phát triển mà con non có sự thay đổi đột ngột hình thái, cấu tạo và sinh lí mới biến đổi thành con trưởng thành.
3. Sự khác nhau về sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu sinh
trưởng và phát triển mà ấu trùng (sâu ở côn trùng, nòng nọc ở ếch nhái) có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn Trung gian (giai đoạn nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành.
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành. Trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Bài 8: Cho biết:
- Tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống?
- Các hoocmôn đó do các tuyến nội tiết nào tiết ra?
Trả lời
- Tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là: tỉrôxin, lestostêrôn, ơstrôgen.
- Ttrôxin do tuyến giáp tiết ra.Testostêrôn do tinh hoàn tiết ra. ơstrôgen do buồng trứng tiết ra.
- Hoocmôn sinh trưởng: kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin.
- Tirôxin: kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Ơstrôeen và testostêrôn: kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
* Riêng testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phái triển mạnh cơ bắp.
Bài 9: Hãy giải thích:
1. Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
2. Gà trống con sau khi bị cất bỏ tinh hoàn thì phát triển không hình thưởng: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục?
Trả lời
1. Iôt là một trong hai thành Phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp.
2. Hoocmôn testostêrôn do. tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản..) ở động vật. Vì vậy, thiếu hoocmôn testrostêrôn (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ gây ra hậu quẳ gà trống con phát triển không hình thường.
Bài 5: Nghiên cứu hình về tác dụng sinh lí của ecđixơn và juvenin, giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm.
Trả lời
- Tác dụng sinh lí của ecđixơn:
+ Gây lột xác ở sâu bướm
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
- Tác dụng sinh lí của juvenin.
+ Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm.
+ ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
- Sâu bướm có Thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không thể biến đổi thành nhộng và bướm được là do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng độ juvenin giảm (thể hiện bằng vạch đen mảnh dần ở trên hình 38.3 SGK) đến mức không còn gây tác dụng ức chế nữa, thì ecđixơn biến sâu thành nhộng và nhộng thành bướm.
Trắc nghiệm Sinh học 11 Chương 3
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 34 Sinh trưởng ở thực vật
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 35 Hoocmôn thực vật
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 37 ST và PT ở động vật
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 38 Các nhân tố ảnh hưởng đến ST và PT ở ĐV
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 39 Các nhân tố ảnh hưởng đến ST và PT ở ĐV (tt)
Tài liệu tham khảo
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Sinh học 11 có lời giải chi tiết
- 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Sinh học 11 có đáp án
- Lý thuyết trọng tâm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh học 11
- Kiến thức trọng tâm chuyên đề: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Sinh học 11
- 28 Câu hỏi trắc nghiệm sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh học 11 có đáp án và lời giải chi tiết
- 79 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Sinh trưởng và phát triển Sinh học 11 có đáp án
Đề kiểm tra Sinh học 11 Chương 3
Trắc nghiệm online Chương 3 Sinh 11 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.
- 40 câu trắc nghiệm chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở Động vật môn Sinh học lớp 11 năm 2019
- 40 câu trắc nghiệm chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật môn Sinh học lớp 11 năm 2019
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
- Đề kiểm tra 1 tiết Chương III môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Trãi có đáp án
- Đề kiểm tra 1 tiết Chương III môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THCS & THPT Phan Bội Châu có đáp án
Lý thuyết từng bài chương 3 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết Sinh học 11 Chương 3
- Lý thuyết Sinh 11 Bài 34 Sinh trưởng ở thực vật
- Lý thuyết Sinh 11 Bài 35 Hoocmôn thực vật
- Lý thuyết Sinh 11 Bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa
- Lý thuyết Sinh 11 Bài 37 ST và PT ở động vật
- Lý thuyết Sinh 11 Bài 38 Các nhân tố ảnh hưởng đến ST và PT ở ĐV
- Lý thuyết Sinh 11 Bài 39 Các nhân tố ảnh hưởng đến ST và PT ở ĐV (tt)
- Lý thuyết Sinh 11 Bài 40: Thực hành
Giải bài tập Sinh học 11 Chương 3
- Giải bài tập Sinh 11 Bài 34
- Giải bài tập Sinh 11 Bài 35
- Giải bài tập Sinh 11 Bài 36
- Giải bài tập Sinh 11 Bài 37
- Giải bài tập Sinh 11 Bài 38
- Giải bài tập Sinh 11 Bài 39
- Giải bài tập Sinh 11 Bài 40
Để thi online và tải file về máy nội dung của tài liệu Ôn tập Sinh học 11 Chương 3 Sinh trưởng và phát triển các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net. Hy vọng với tài liệu này, các em sẽ ôn tập tốt và củng cố kiến thức một cách vững chắc. Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !
