OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tổng kết Văn học (tiếp theo) - Ngữ văn 9


Bài học này giúp các em tổng kết và hệ thống hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gần với từng thời kì.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

Câu 1: Nhìn chung về nền văn học Việt Nam

  • Ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt nam.
  • Phản ánh tâm hồn, tư tưởng, tính cách, cuộc sống của dân tộc Việt Nam.
  • Góp phần làm nên đời sống văn hóa, tinh thần của đất nước Việt Nam.
  • Có lịch sử lâu dài, phong phú, đa dạng.

Câu 2: Các bộ phận hợp thành nên văn học Việt Nam

a. Văn học dân gian

  • Văn học dân gian được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ xung, phát triển trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo. Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hóa dân gian.
  • Là sản phẩm của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân vì không phải là tiếng nói của cá nhân. Nên văn học dân gian lựa chọn những cái tiêu biểu chung cho nhân dân hay mỗi tầng lớp trong quần chúng.
  • Lưu truyền bằng miệng, nên có hiện tượng dị bản.
  • Nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhân dân và là kho tàng phong phú cho văn học viết phát triển và khai thác.

b. Văn học viết

  • Xuất hiện vòa thế kỉ X trong thời kì giành lại được nền độc lập tự chủ của dân tộc.
  • Các thành phần của văn học viết:
  • Văn học chữ Hán: xuất hiện đầu buổi văn học viết và tồn tại, phát triển trong suốt thời kì trung đại từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX và còn một số tác phẩm ở thế kỉ XX. tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa và tư tưởng Trung Hoa.
  • Văn học chữ Nôm: Xuất hiện muộn hơn. Văn học chữ Nôm tồn tại song song với văn học chữ Hán, phát triển mạng ở thế kỉ XVIII - XIX đỉnh cao là tác phẩm Truyện Kiều
  • Văn học chữ quốc ngữ: Chữ quốc ngữ xuất hiện từ thế kỉ XVII. Từ đầu thế kỉ XX chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi và dần trở thành văn tự. Được dùng nhiều để sáng tác văn học ở nước ta.

Câu 3: Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam

a. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX

  • Ở thời kì này trải qua nhiều giai đoạn (giai đoạn X đến XV, giai đoạn XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
  • Ra đời, tồn tại và phát triển trong khuôn khổ chế độ phong kiến xã hội phong kiến Việt Nam - Lịch sử giành và giữ vững nên độc lập tự chủ của đất nước Việt nam.
  • Xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh.
  • Có những đặc điểm chung về tác giả, thể loại, thi pháp. Có những tác phẩm đạt thành tựu lớn bằng chữ Nôn, chữ Hán.

b. Từ thế kỉ XX đến năm 1945

  • Văn học chuyển sang thời kì hiện đại. Cuộc xâm lược của thực dân Pháp dẫn đến nhiều biến đổi sâu rộng về mặt kinh tế, xã hôi, văn hóa, tư tưởng ở nước ta. Nền văn học vận động theo hướng hiện đại hóa, biến đổi toàn diện, mau lẹ, có hiều thành tựu thơ, văn xuôi.
  • Xã hội Việt nam là xã hội thuộc địa thực dân nửa phong kiến, phong trao yêu nước, cách mạng tiến tới cách mạng tháng 8 năm 1945 giành độc lập tự do cho dân tộc.

c. Sau cách mạng tháng 8 đến nay

  • Giai đoạn 1945 - 1975: Cả dân tộc tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Văn học tích cực phục vụ cho hai cuộc kháng chiến, nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hy sinh. Sáng tạo nhiều hình ảnh cao đẹp về đất nước, con người Việt Nam.
  • Nền văn học của thời đại mới- thời đại cả nước độc lập thống nhất, dân chủ và đi lên xã hội chủ nghĩa.
  • Xuất hiện và trưởng thành các thế hệ văn nghệ sĩ tài năng mới thời chống Pháp, chống Mĩ.
  • Giai đoạn từ sau 1975 đến nay: Văn học bước vào thời kì đổi mới, mở rộng phạm vi, tiếp cận đời sống một cách toàn diện, kháp phá con người ở nhiều mặt.

Câu 4: Mấy nét nổi bật, đặc sắc của văn học Việt Nam

  • Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là truyền thống tinh thần nổi bật của dân tộc ta từ xưa và trở thành nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt các thời kì phát triển văn học Việt Nam.
  • Tư tưởng nhân đạo là truyền thống tư tưởng sâu đậm của văn học Việt Nam.
  • Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan là một nét đặc sắc của văn học Việt Nam, thể hiện sức sống và đặc điểm tâm hồn dân tộc.
  • Nghệ thuật: quy mô các tác phẩm không lớn, chú trọng sự tinh tế, giản dị, có vẻ đẹp hài hòa.

Câu 5: Sơ lược về một số thể loại văn học

  • Thể loại văn học dân gian:
    • Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca.
    • Tự sự dân gian: Thần thoại và truyền thuyết, Cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, sử thi, vè.
    • Sân khấu dân gian: Chèo, tuồng, kịch rối.
    • Nghị luận dân gian: Tục ngữ, câu đố.
  • Thể loại văn học trung đại:
    • Thơ trữ tình: Đường luật, lục bát, song thát lục bát.
    • Tự sự: Truyện ngắn, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Nôm, ký sự, tùy bút.
    • Nghị luận trung đại: Chiếu, biểu, hịch, cáo, luận.

Câu 6: Một số thể loại văn học hiện đại

  • Kế thừa và biến đổi, phong phú và đa dạng.
  • Các thể loại mới du nhập từ phương Tây: Kịch nói, phóng sự, phê bình văn học.
  • Các thể loại kế thừa và đổi mới: Thơ mới, thơ tám tiếng, thơ tự do, thơ văn suôi, thơ bậc thang, thơ chính luận,...
  • Truyện ngắn, truyện vừa, truyện ký, truyện dài, tiểu thuyết nhiều tập, bút kí, tùy bút, kí sự, tản văn, truyện thơ.
  • Nghị luận xã hội, nghị luận văn học.
ADMICRO
ADMICRO

2. Soạn bài Tổng kết Văn học (tiếp theo)

Để nắm được những khái niệm, những đặc trưng thể loại của văn học dân gian, văn học trung đại và hiện đại, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Tổng kết Văn học (Tiếp theo).

3. Hỏi đáp Bài Tổng kết Văn học (tiếp theo)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE
OFF