OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thư chúc mừng và thăm hỏi - Ngữ văn 9


Bài học này giúp các em hiểu được các tình huống cần sử dụng thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. Nắm được cách viết một bức thư, điện.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Sau đây là một số trường hợp gửi thư điện chúc mừng, thăm hỏi

a. Em gửi thư điện chúc mừng người thân, bạn bè ở xa nhân dịp sinh nhật hoặc có những niềm vui lớn.

b. Báo nhân dân thường đăng tin các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta gửi điện chúc mừng đến các nguyên thủ các quốc gia các nước bạn nhân dịp họ được đảm nhận cương vị quan trọng trong bộ máy nhà nước.

c. Khi người thân, bạn bè ở xa gặp rủi ro, mất mát, em gửi thư điện thăm hỏi.

d. Qua các phương tiện thông tin đại chúng em thường nghe tin các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước ta gửi điện thăm hỏi các vị lãnh đạo nước bạn khi nước đó gặp thiên tai hoặc những thiệt hại, rủi ro lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống, tính mạng của nhiều người.

Câu 1:

a. Trường hợp nào cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi? (SGK trang 202):

  • Trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng: Trường hợp (a) và trường hợp (b).
  •  Trường hợp cần viết thư (điện) thăm hỏi: Trường hợp (c) và trường hợp (d).

b. Một số trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.

  • Thư (điện) chúc mừng các vị lãnh đạo các nước nhân dân nhân ngày Quốc Khánh.
  • Thư (điện) chúc mừng lễ đính hôn, kết hôn.
  • Thư (điện) chúc mừng sinh con đầu lòng.
  • Thư (điện) chúc mừng tân gia.
  • Thư (điện) hỏi thăm tang lễ, đau buồn.
  • Thư (điện) hỏi thăm khi gặp tổn thất do thiên tai.

c. Mục đích và tác dụng của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.

  • Có hai loại thư điện chúc mừng và thăm hỏi
    • Thăm hỏi và chia vui: Biểu dương
    • Thăm hỏi và chia buồn.
  • Mục đích:
    • Thăm hỏi và chia vui: Biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận.
    • Thăm hỏi chia buồn: động viên an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.

Câu 2:

Cách viết thư (điện), chúc mừng và thăm hỏi

a. Giống nhau: Đều trao đổi, bày tỏ tình cảm đến người nhận.

  • Ví dụ a, b: chia vui
  • Ví dụ c: chia buồn

b. Độ dài: Ngắn gọn

Lời văn: Ngắn gọn, xúc tích xuất phát từ tình cảm chân thành.

c. Cách viết

  • Ghi rõ họ tên người nhận.
  • Họ tên, địa chỉ người nhận.
  • Nội dung:
    • Nêu lí do.
    • Lời chúc mừng, thăm hỏi.
    • Mong muốn có những điều tốt đẹp.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu được các tình huống cần sử dụng thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. N

+ Nắm được cách viết một bức thư, điện.

3. Soạn bài Thư chúc mừng và thăm hỏi

Để nắm được các tình huống cần sử dụng thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi, các em có thể tham khảo các em có thể tham khảo

bài soạn Thư chúc mừng và thăm hỏi.

4. Hỏi đáp Bài Thư chúc mừng và thăm hỏi

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE
OFF