OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Kiểm tra truyện trung đại - Ngữ văn 9


Qua bài học này giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về truyện trung đại (thể loại chủ yếu, tác phẩm tiêu biểu, giá trị nội dung, thành tựu nghệ thuật) và thể hiện được năng lực diễn đạt cần có.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Bảng thống kê những đoạn trích, tác phẩm trung đại

TT Tên văn bản Tác giả Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật
1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương Khai thác vốn văn học dân gian. Sáng tạo về nhân vật, cách kể chuyện, kết thúc không sáo mòn, nhiều yếu tố kì ảo.
2 Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Phạm Đình Hổ

Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm.

Thái độ của tác giả.

Lựa chọn ngôi kể phù hợp, sự việc tiêu biểu, miêu tả cụ thể sinh động.
3 Hoàng Lê Nhất thống chí (Hồi thứ 14) Ngô gia văn phái

Hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt.

Hình ảnh thảm hại của quân Thanh và bọn vua quan bán nước.

Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.

Khắc họa nhân vật lịch sử.

4

Truyện Kiều

Chị em Thúy Kiều

 

 

Cảnh ngày xuân

 

 

Kiều ở lầu Ngưng Bích

 

 

 

Nguyễn Du

Hiện thực và nhân đạo. Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tài năng của chị em Thúy Kiều và dự cảm về một cuộc đời của mỗi người.

 

 

Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Quang cảnh lễ hội, cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.

 

Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích theo cảm nhận của Thúy Kiều.

Ngôn ngữ và thể loại.

Ước lệ, tượng trưng, đòn bẩy. Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ tài tình.

 

Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu tính hình ảnh.

Miêu tả theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.

 

Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

Dử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

5 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Nguyễn Đình Chiểu Đạo lí nhân nghĩa Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, lời nói, hành động.

1.2. Giới thiệu nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều

  • Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820.
  • Tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
  • Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Cuộc đời
    • Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật.
    • Ông sống trong thời đại đau khổ, bế tắc và nhiều biến động.
    • Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, Nguyễn Du đã sống nhiều năm lưu lạc tiếp xúc với nhiều cảnh đời và thân phận con người trong thời đại loạn lạc, dâu bể.
    • Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đồ sộ.
  • Tác phẩm

    • Ông có ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”.
  • Tác phẩm Truyện Kiều, được viết bằng chữ Nôm.
    • Tóm tắt "Truyện Kiều", chú ý ba phần: 
      • Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước. 
      • Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. 
      • Phần thứ ba: Đoàn tụ.
  • Giá trị nhân đạo của truyện Kiều qua một số đoạn trích.
    • Khẳng định, đề cao giá trị chân chính của con người.
    • Ca ngợi vẻ đẹp, hình thức của Kiều.
    • Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng trí tuệ của Kiều.
    • Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người (Mã Giám Sinh mua Kiều).
    • Thế lực đồng tiền đã đẩy con người vào cảnh khốn cùng.
    • Những kẻ tán tận lương tâm, lọc lõi, xảo quyệt.
    • Thương cảm trước những khổ đau bi kịch của con người (Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).
    • Đề cao lòng nhân hậu, ước mơ công lý, chính nghĩa (Thúy Kiều báo ân báo oán).
  • Nghệ thuật Truyện Kiều
    • Nghệ thuật sử dụng ngôn từ hết sức điêu luyện, nâng tiếng Việt lên một tầm cao mới. Trong truyện Kiều, ngôn ngữ dân tộc đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ không chỉ mang chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn mang chức năng thẩm mỹ.
    • Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên nổi lên hai nét chính:
      • Trực tiếp tả cảnh thiên nhiên.
      • Tả cảnh để ngụ tình.
    • Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
      • Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ (Chị em Thúy Kiều).
      • Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ (Mã Giám Sinh).
      • Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
      • Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán).
      • Lý tưởng hóa nhân vật chính diện, hiện thực hóa nhân vật phản diện.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Đề kiểm tra minh họa

Câu 1.

a) Đoạn thơ sau đây không chính xác (còn thiếu 2 câu). Hãy chép lại cho đúng:

Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Phong Lai trở chẳng kịp tay

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

b) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào, của ai ?

Câu 2. Nêu tóm tắt các giá trị của Truyện Kiều.

Câu 3. Đọc đoạn văn: "Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (…). Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn."

                                                                                    (Trích Ngữ văn 9 – tập 1)

a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Nhà vua nói "đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị" nhằm khẳng định điều gì?

c) Hãy chép 2 câu thơ có trong bài thơ "Sông núi nước Nam" có nội dung tương tự.

Câu 4. Em biết gì về bút pháp ước lệ của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều? Hãy dẫn một vài câu thơ có sử dụng bút pháp ấy.

Câu 5. Sau khi học xong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam  Xương" của Nguyễn Dữ, hãy trình bày cảm nhận của em về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Gợi ý:

Câu 1.

a) Chép lại đoạn thơ cho đúng:

Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Lâu la bốn phía vỡ tan

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.

Phong Lai trở chẳng kịp tay

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

b) Trích trong văn bản "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" - Nguyễn Đình Chiểu

Câu 2.

  • Giá trị nội dung:  
    • Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo.
    • Gia trị nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; Là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa; Tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.   
  • Giá trị nghệ thuật:
    • Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
    • Với Truyện kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

Câu 3.

a)Trích trong tác phẩm "Hoàng lê nhất thống chí". Tác giả là nhóm Ngô Gia Văn Phái, gồm có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.

b) Lời nói của nhà vua (…) nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và sự bình đẳng giữa phương Nam và phương Bắc.

c) Hai câu thơ có nội dung tương tự:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Câu 4.

  • Bút pháp ước lệ là lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người.
  • Dẫn đúng câu thơ có sử dụng bút pháp ước lệ.

Câu 5.

  • Về hình thức: Bài viết đảm bảo các ý mạch lạc, câu văn rõ ràng, không mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Về nội dung: Bài làm có thể bằng nhiều cách, miễn sao nổi bật được các ý sau:
    • Phẩm chất tốt đẹp: thùy mị, nết na, hiếu thảo, thủy chung (2.0đ)
    • Số phận bi kịch, oan trái, phải dùng cái chết để kết thúc (1.5đ)
    • Nêu suy nghĩ theo hướng: Người phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến đẹp người, đẹp nết... lại chịu nhiều bất công, gánh lấy quá nhiều đau khổ (1.5đ)
ADMICRO

3. Soạn bài Kiểm tra truyện trung đại

Để nắm được những kiến thức cơ bản về truyện trung đại, các em có thể tham khảo thêm  bài soạn Kiểm tra truyện trung đại.

4. Hỏi đáp Bài Kiểm tra truyện trung đại Ngữ Văn 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE
OFF