OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vắt cổ chày ra nước - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Mở đầu hệ thống bài học thuộc thể loại truyện cười trong Bài 4: Sắc thái của tiếng cười, HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Vắt cổ chày ra nước thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Nội dung bài giảng sẽ giúp các em nắm được các đặc trưng cơ bản của thể loại truyện cười và hình thành thói quen tiết kiệm hợp lí. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Thể loại

- Tác phẩm Vắt cổ chày ra nước thuộc thể loại truyện cười.

Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.

1.1.2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

In trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng sưu tầm, tuyển chọn, NXB Văn học, 2009.

1.1.3. Tóm tắt tác phẩm

Tác phẩm Vắt cổ chày ra nước kể về câu chuyện một người đầy tớ được chủ nhà sai về quê có việc, người này xin mấy đồng để đi đường nhưng vì bản tính ki bo, keo kiệt nên chủ nhà không cho và đưa cho những vật dụng oái oăm. Từ đó ra đời câu thành ngữ “vắt cổ chày ra nước”.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Hoàn cảnh xảy ra tình huống

- Hoàn cảnh câu chuyện: bắt đầu từ việc đầy tớ xin chủ nhà tiền uống nước dọc đường.

- Khi đầy tớ xin mấy đồng uống nước dọc đường:

+ Lần 1: “Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền phức”.

+ Lần 2: “Thế thì tao cho mượn cái này rồi đưa cho cái khố tải”.

- Cái cười nảy sinh khi: đầy tớ không hiểu và chủ nhà nói “vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.

Truyện cười Vắt cổ chày ra nước

1.2.2. Bài học rút ra

- Phê phán những người có tính keo kiệt, bủn xỉn.

- Tiết kiệm là tốt nhưng không nên keo kiệt quá mức.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Truyện Vắt cổ chày ra nước có bố cục ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, mâu thuẫn gây cười ngay trong lời nói, hành động của nhân vật.

1.3.2. Về nghệ thuật

Phê phán những người có tính keo kiệt, bủn xỉn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Theo em, tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện Vắt cổ chày ra nước với mục đích gì? Nhận xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua truyện cười này.

 

Lời giải chi tiết:

- Tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích: Tạo tiếng cười, mua vui, giải trí lành mạnh, vui vẻ, đặc biệt là để phê phán, châm biếm các thói hư tật xấu của con người.

- Cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này: Thể hiện sự vui vẻ, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đồng thời thể hiện sự thâm thúy của ông cha khi định hướng, thay đổi con người một cách nhẹ nhàng mà sâu cay.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Vắt cổ chày ra nước, các em cần:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được đề tài, câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm.

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

Soạn bài Vắt cổ chày ra nước - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu chuyện Vắt cổ chày ra nước phê phán tính keo kiệt, bủn xỉn và ích kỷ của người chủ nhà, cũng như của biết bao người khác, tận dụng tối đa để không phải bỏ tiền ra. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Vắt cổ chày ra nước - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Vắt cổ chày ra nước

Qua truyện cười Vắt cổ chày ra nước, ta thấy được sự khổ sở, bị bóc lột tận cùng của những người lao động nghèo khó. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF