OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

May không đi giày - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Tiếp nối chủ điểm đặc trưng của thể loại truyện cười, mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng May không đi giày thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Nội dung bài giảng sẽ giúp các em phân tích được một tác phẩm truyện cười cụ thể và hình thành lối sống lạc quan, yêu đời. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Thể loại

- Tác phẩm May không đi giày thuộc thể loại truyện cười.

- Truyện cười Việt Nam (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước.

1.1.2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

In trong Tiếng cười dân gian Việt Nam, Trương Chính, Phong Châu sưu tầm, biên soạn và giới thiệu, NXB Khoa học xã hội, 1997.

1.1.3. Tóm tắt tác phẩm

Tác phẩm May không đi giày kể về câu chuyện một ông tính hà tiện đi chân không ra chợ chẳng may vấp phải hòn đá chảy máu. Thay vì than đau thì ông ta mừng vì không đi giày, ông ta sợ giày bị rách mũi.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Hoàn cảnh xảy ra tình huống

- Hoàn cảnh: Câu chuyện bắt đầu từ việc một người đàn ông không đi giày ra chợ và vấp phải hòn đá.

- Tình huống: Khi người đàn ông vấp phải hòn đá ngón chân chảy móng ròng ròng, nhưng ông ta lại không phàn nàn mà còn nói “May cho mình thật!”.

- Cái cười nảy sinh khi: người đàn ông nói “may là vì tôi không đi giày. Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!”

Truyện cười May không đi giày

Truyện cười May không đi giày

1.2.2. Bài học rút ra

- Mỉa mai, châm biếm dành cho những người có lối sống hà tiện, keo kiệt.

- Con người sống cần tiết kiệm, chắt bóp nhưng không thể hà tiện, bủn xỉn.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Truyện cười May không đi giày nói về sự hà tiện bủn xỉn của người chủ nhà và ông hà tiện. Đồng thời phản ánh những người có tính keo kiệt, bủn xỉn quá mức.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Truyện tạo tình huống trào phúng

- Sử dụng các biện pháp tu từ cùng lối nói chơi chữ tạo tiếng cười cho người đọc.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Viết một đoạn văn (khoảng năm đến bảy câu) trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm.

 

Lời giải chi tiết:

Giữa keo kiệt và tiết kiệm có một ranh giới mong manh. Keo kiệt là cách sống hà tiện, bủn xỉn, chỉ biết giữ của cho mình hoặc thậm chí là keo kiệt với chính bản thân mình. Ngược lại tiết kiệm là lối sống tích cực, chi tiêu hợp lý, biết chia sẻ nhưng không hoang phí. Ví dụ khi cùng chi tiền để đầu tư cho sức khỏe, những người keo kiệt sẽ nghĩ chỉ cần ăn nhiều, không cần cải thiện bữa ăn, không cần bổ sung thêm các chất, không khám sức khỏe định kỳ. Trong khi đó, những người tiết kiệm sẽ chi tiêu hợp lí, hạn chế mua những thứ không cần thiết, để tiền đi thăm khám, mua thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài May không đi giày, các em cần:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản.

- Nhận biết được đề tài, câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm.

Soạn bài May không đi giày - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu chuyện May không đi giày phê phán thói hư tật xấu của một số người, đó là thói keo kiệt, tính toán chi li với chính bản thân mình. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài May không đi giày - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản May không đi giày

Qua truyện cười May không đi giày, các tác giả dân gian thể hiện sự vui vẻ, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đồng thời thể hiện sự thâm thúy của ông cha khi định hướng, thay đổi con người một cách nhẹ nhàng mà sâu cay. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF