OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Ở phần Viết, các em đã được học cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phê phán một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Ở bài học này, HỌC247 sẽ hướng dẫn các em cách đối thoại trực tiếp với người nghe về vấn đề đã viết sao cho hiệu quả qua nội dung bài giảng Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

- Giới thiệu được vấn đề trình bày.

- Trình bày khái quát những ý kiến, suy nghĩ, hiểu biết của bản thân về một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại.

- Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.

1.2. Cách làm

a. Chuẩn bị nói:

Dựa vào kết quả đã thực hiện ở phần Viết:

- Lập một dàn ý ngắn gọn cho bài nói bao gồm các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận và thể hiện được các ý chính ở mỗi phần.

- Gạch dưới những ý em dự định sẽ nhấn mạnh trong bài nói.

- Nếu nội dung bài nói tương tự những vấn đề đã đề cập trong các văn bản của phần Đọc (thói khoe khoang, sự thiếu chủ kiến, thói khoác lác, thói đạo đức giả,…), em có thể dựa vào đó để bổ sung bằng chứng.

- Tìm kiếm các thông tin từ sách báo, tranh ảnh, phương tiện nghe nhìn (nếu có),… để minh họa vấn đề.

=> Xem chi tiết bài giảng phần Viết:  Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

Mục đích nói

 Phê phán một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại, qua đó có nhận thức đúng đắn và thái độ sống phù hợp.

Người nghe

 Những người quan tâm đến vấn đề em trình bày, có ý thức xây dựng lối sống và hoàn thiện bản thân.

 

b. Thực hành nói:

Người nói Người nghe

- Giới thiệu vấn đề (có thể đi thẳng vào vấn đề hoặc kể một tình huống dẫn tới vấn đề).

- Lần lượt trình bày từng nội dung của vấn đề theo dàn ý đã chuẩn bị.

- Nêu ý phê phán một cách đúng mực, có thể thêm chút hài hước.

- Chú ý phản ứng của người nghe để tìm kiếm sự đồng thuận hoặc sẵn sàng đối thoại.

- Lắng nghe, theo dõi để nắm bắt ý kiến của người nói về vấn đề.

- Bản tóm tắt cần thể hiện đầy đủ, chính xác những nội dung chính trong bài nói.

- Cần ghi thông tin trên ngắn gọn, rõ ràng, được trình bày kết hợp với các ký hiệu tạo sơ đồ tóm tắt văn bản (gạch đầu dòng, gạch nối, mũi tên,…).

- Ghi chú những thắc mắc hoặc những suy nghĩ riêng của mình vào bảng tóm tắt nhằm chuẩn bị cho phần trao đổi.

 

c. Trao đổi:

Người nói và người nghe trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

- Vấn đề được nói tới có sát hợp với cuộc sống của con người trong xã hội hiện nay không?

- Ý nghĩa thiết thực của vấn đề được trình bày là gì?

- Nội dung và cách trình bày của người nói (thái độ, giọng nói, các phương tiện hỗ trợ, khả năng tương tác với người nghe...) có thuyết phục không?

- Ý kiến trao đổi của người nghe có tác dụng làm rõ hơn vấn đề hoặc bổ sung cho vấn đề người nói trình bày không?

ADMICRO

Bài tập minh họa

Em hãy trình bày bài nói (ở phần Viết của Bài 5: Những câu chuyện hài) về một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại.

 

Lời giải chi tiết:

Ông cha ta đã có câu tục ngữ “Ăn gian nói dối” để chỉ những người gian xảo, dối trá. Trong xã hội hiện đại, nói dối đã trở thành một thói xấu, gây ra những tác hại đến mỗi người.

Đầu tiên, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với thực tế, để đạt được một mục đích nào đó, thường là không chính đáng. Con người thường dùng lời nói dối để che đậy dã tâm hay muốn lấp liếm lỗi lầm đã gây ra. Chắc hẳn mỗi người đều biết đến câu chuyện về chú bé chăn cừu. Chuyện kể rằng một chú bé nọ đang chăn cừu trên cánh đồng. Vì quá buồn chán, cậu bé đã nói dối dân làng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu của cậu. Ban đầu, dân làng tin lời cậu bé, chạy đến để giúp đỡ. Nhưng sau khi phát hiện cậu bé nói dối, còn bị cậu chế giễu khiến họ rất tức giận. Lần thứ nhất, rồi đến lần thứ hai, dân làng vẫn đến giúp đỡ. Nhưng sau nhiều lần bị cậu bé lừa, họ đã không còn tin tưởng vào cậu bé. Cuối cùng, khi chó sói đến thật, cậu bé kêu cứu nhưng chẳng còn ai tin lời, đến giúp đỡ cậu nữa. Kết quả là đàn cừu đã bị chó sói ăn thịt. Trong cuộc sống hằng ngày, việc nói dối có thể xảy ra như con cái nói dối bố mẹ để đi chơi, học sinh nói dối thầy cô để trốn học. Hay một doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Nói dối gây ra những hậu quả lớn. Đầu tiên, một người có thói quen nói dối sẽ đánh mất đi niềm tin của những người xung quanh. Ông cha ta đã có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Để xây dựng uy tín, lấy được lòng tin của mọi người phải mất rất nhiều thời gian. Nhưng chỉ cần một lời nói dối có thể khiến cho lòng tin hoàn toàn biến mất. Không chỉ vậy, hành vi nói dối lặp lại thường xuyên sẽ trở thành một thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách của con người. Rộng hơn, l ời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Có đôi khi, những lời nói dối thiện chí cũng đem lại ý nghĩa tốt đẹp. Nhưng dù vậy, chúng ta cũng không nên nói dối.

Với một học sinh, tôi vẫn luôn ý thức rèn luyện đức tính trung thực trong học tập, nhất là trong thi cử (không quay cóp, chép bài bạn) và trong cuộc sống. Không chỉ vậy, tôi sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Có thể khẳng định rằng, nói dối là một thói quen xấu xí. Con người cần tôn trọng sự thật, không nên nói dối để cuộc sống của bản thân tốt đẹp hơn.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, các em cần:

- Nêu được vấn đề nghiên cứu, lí do chọn vấn đề.

- Trình bày được những ý kiến, suy nghĩ, hiểu biết của bản thân về (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại).

- Biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để trình bày ý kiến đạt hiệu quả.

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) sẽ giúp các em trình bày ý kiến phê phán đạt hiệu quả mà không gây cảm giác căng thẳng. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF