OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chùm truyện ca dao trào phúng - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Chùm truyện ca dao trào phúng thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với nội dung bài giảng rõ ràng và mạch lạc sẽ giúp các em nhận biết các đặc trưng của thể loại ca dao trào phúng, hình thành ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng và hướng đến cách ứng xử phù hợp. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại ca dao trào phúng.

a. Khái niệm: Ca dao trào phúng là ca dao nói về những nét trào phúng, hài hước, bông đùa, hóm hinh, dí dỏm trong kho tàng văn chương bình dân của tiếng Việt ta.

b. Đặc điểm:

- Ca dao là những lời thơ ngắn gọn; được viết bằng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể nên rất dễ ghi nhớ.

- Ngôn ngữ dùng trong ca dao giản dị, quen thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Ca dao giàu hình ảnh ẩn dụ, so sánh.

- Cách diễn đạt ca dao mang đậm sắc thái dân gian.

1.1.2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Xuất xứ: Chùm ca dao trào phúng trích trong Ca dao người Việt, quyển 3, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015.

Hoàn cảnh sáng tác: Ca dao có nguồn gốc từ cuộc sống dân gian đời thường. Ca dao là một trong các dạng của thơ ca Việt Nam, nó không có cấu trúc nhất định như thể thơ lục bát hay thất ngôn bát cú đường luật. Nhưng để dễ nhớ thì ông cha ta thường sử dụng thể thơ lục bát, tuy nhiên sẽ không cần phải để ý tới nhịp điệu khi sử dụng.

1.1.3. Bố cục

- Phần 1: Bài số 1: Phê phán những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, trục lợi.

- Phần 2: Bài số 2: Phê phán những con người gian dối, không ngay thẳng trong cuộc sống.

- Phần 3: Bài số 3: Phê phán tục lệ thách cưới trong xã hội.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Bài ca dao số 1

Bài ca dao nói về những người thầy bói rởm, hành nghề mê tín.

Âm thanh: chập chập, cheng cheng

→ Âm thanh của tiếng trống, tiếng chiêng mê tín, hư ảo.

- Sự vật: con gà trống thiến, xôi.

→ Những lễ vật để cúng bái.

- Con người (cách xưng hô): thầy

→ Hành nghề mê tín, dị đoan.

=> Nhận xét: Bài ca dao trên là những lời mỉa mai, châm biếm với những người bói toán dởm. Đó là những lời dụ dỗ, mê tín mạng tính chất lừa người và chuộc lợi về bản thân của tên thầy bói. Qua đây, ta thấy rõ sự mỉa mai, khinh bỉ và chế giễu của người xưa đối với những người hành nghề mê tín này. Không chỉ thế, đó còn là lời cảnh báo và khuyên nhủ những người tin vào những thứ mê tín như bài ca dao trên.

1.2.2. Bài ca dao số 2

 Bài ca dao số 2 nói về sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột.

Con mèo mà trèo cây cao

Bài ca dao Con mèo mà trèo cây cao

- Hình ảnh mèo – chuột (cách xưng hô: chú chuột và con mèo) là sự tương phản đối lập. (mèo giả tạo, gian trá >< chuột khôn ngoan, khéo léo).

- Cách dùng từ: “hỏi thăm”, “chú chuột” nói lên sự dối trá, tinh quái của mèo. Nhưng chú chuột tinh khôn, láu lỉnh không dễ bị đánh lừa, lại nói kháy mèo cho bõ ghét, cho hả giận “giỗ cha chú mèo”.

- “Đi chợ đàng xa”: nghĩa là chuột muốn nói với mèo rằng mình đã cao chạy xa bay rồi, không tóm được đâu. Mèo tinh quái nhưng chuột còn tinh ranh hơn. Kết cuộc là cảnh chú chuột nhỏ bé tinh khôn đã thắng lão mèo to xác hung dữ – một kết thúc có hậu.

=> Nhận xét: Bài đồng dao mách nước cho kẻ yếu cách ứng xử với kẻ mạnh; chuột khôn khéo, mềm mỏng đáp lại sự “ân cần hỏi han” của mèo để cầu sự bình an theo phương châm “Mạnh dùng sức, yếu dùng chước”.

1.2.3. Bài ca dao số 3

Bài ca dao số 3 lên án hủ tục "Thách cưới".

- Chủ đề: Tục lệ thách cưới → đây là một chủ đề quen thuộc trong ca dao.

- Hoàn cảnh của anh học trò:

+ Gia cảnh khó khăn, không có tiền bạc, không có khả năng mua sính lễ theo sự thách cưới “Em mà thách cưới anh lo thế nào?”.

+ Anh học trò đem bán bể, bán sông để có tiền dẫn cưới. => Cách nói phóng đại.

- Những đồ dẫn cưới: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi. Những điều đó là phi thực tế, đó là cách anh học trò nghèo chế giễu cô gái khi thách cưới. 

=> Nhận xét: Cách lên án có phần hài hước, dí dỏm. Anh học trò này thật lém lỉnh và táo bạo, anh không thương lượng giảm bớt mà lại tỏ ra bình thản đến lạ lùng. Và thậm chí lễ vật của anh còn có vẻ vượt mấy lần yêu cầu của cô gái đề ra. Nếu như cô gái thách “hai mươi tám”, “chín mươi chín” ông sao thì anh lại dẫn tới “trăm tám ông sao trên trời”. Vì tình yêu, anh không sợ, không để những lễ vật đó trở thành rào cản anh đến với cô gái và có lẽ cũng hiểu tâm lí của cô gái mà chàng trai cũng đáp lại như thế cho thỏa tấm lòng của cô. Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái và sự đồng cảm của anh đối với người yêu như thế nào.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài ca dao số 1: Bài ca dao chính là những lời nói châm biếm, mỉa mai đối với những người thầy bói rởm, hành nghề mê tín.

Bài ca dao số 2: Bài ca dao phản ánh sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột. Ý hàm ngôn là trong xã hội còn kẻ mạnh ức hiếp người yếu và kẻ mạnh thường nguỵ trang tinh vi bằng bộ mặt giả nhân giả nghĩa.

Bài ca dao số 3: Bài ca dao lên án hủ tục thách cưới trong xã hội xưa. Cách lên án này có phần hài hước, dí dỏm.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Lời ngắn gọn, thể lục bát.

- Ngôn ngữ giản dị.

- Giàu hình ảnh ẩn dụ.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Em hãy sưu tầm và phân tích một bài ca dao trào phúng lên án hủ tục thách cưới trong xã hội xưa

 

Lời giải chi tiết:

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao hài hước là một thể loại khá phổ biến, nó được sáng tác để mang tiếng cười giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi hoặc có thể nhằm mục đích tự trào cho thân phận và cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân. Những người nông dân đã tự mang cái nghèo của mình ra để trào phúng đầy hồn nhiên, hóm hỉnh, họ đã làm chủ được cuộc sống của mình, vui trong cái nghèo. Những bài ca dao hài hước đã thể hiện được một phần chân dung cuộc sống của những con người này.

Bài ca dao đầu tiên là ca dao tự trào của một chàng trai nghèo đến tuổi lập gia đình, anh ta đã nói về những sính lễ bằng những tưởng tượng đầy hài hước:

“Cưới nàng anh toan dẫn voi

Nhưng sợ quốc cấm nên voi không vào

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn

Dẫn bò, sợ hò nhà nàng co gân

Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng"

Đây lại là bài ca dao nhằm chế giễu loại phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh, hay ăn ười làm. Tiếng cười của bài ca dao được các tác giả dân gian xây dựng dựa trên nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng đầy độc đáo. Đằng sau tiếng cười ấy, các tác giả dân gian vẫn thể hiện được thái độ châm biếm, đả kích.

Như vậy, qua các bài ca dao hài hước ta có thể thấy được sự đa dạng trong các thể loại ca dao, cũng như mục đích của các bài ca dao hài hước ấy, không chỉ nhằm mục đích giải trí,mua vui mà còn nhằm phê phán những thói hư, tật xấu của xã hội.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Chùm truyện ca dao trào phúng, các em cần nắm:

- Nhận biết được một số đặc trưng của thể loại cao dao trào phúng.

- Có ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng; hưởng đến cách ứng xử phù hợp.

Soạn bài Chùm truyện ca dao trào phúng Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Chùm ca dao trào phúng không chỉ làm nổi bật lên nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, mà còn phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Chùm truyện ca dao trào phúng Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Chùm truyện ca dao trào phúng

Chùm truyện ca dao trào phúng nhằm châm biếm những thói hư tật xấu của một số bộ phận con người trong cuộc sống. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF