OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 16 - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Dưới đây là nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 16 thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp. Với hệ thống nội dung bài giảng rõ ràng cùng ví dụ minh họa cụ thể sẽ giúp các em nhận biết được biệt ngữ xã hội và hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. Mời các em cùng tham khảo:

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Nhận biết biệt ngữ xã hội

1.1.1. Khái niệm

- Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ âm.

+ Ví dụ:

Anh đây công tử không “vòm

Ngày mai "kện rệp” biết “mòm" vào đầu.

(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

=> Cuốn Bỉ vỏ (NXB Dân Trí, 2011) chú thích: vòm là nhà, kện rệp là hết gạo, mòm là ăn. Kện rệp và mòm có hình thức ngữ âm hoàn toàn mới lạ, chưa gặp trong vốn từ chung của tiếng Việt.

1.1.2. Đặc điểm của biệt ngữ xã hội

- Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ nghĩa.

+ Ví dụ: Tớ chỉ nhường tháng này thôi, tháng sau thì tớ cho cậu ngửi khói.

=> Từ ngửi khói trong câu trên không có nghĩa là dùng mũi để nhận biết mùi khói, mà là tụt lại phía sau.

- Do những đặc điểm khác biệt như vậy, trong văn bản, biệt ngữ thường được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa.

- Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ những người có mối liên hệ riêng với nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, sinh hoạt, sở thích,... và nằm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp.

1.2. Sử dụng biệt ngữ xã hội

- Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp. Cần tránh dùng biệt ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp bình thường.

- Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói:

a. - Cậu ấy là bạn con đấy à?

    - Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?

b. - Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết vì sao không?

    - Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.

 

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ các đoạn hội thoại

- Xác định biệt ngữ dựa vào nhân vật, ngữ cảnh.

 

Lời giải chi tiết:

a. Từ "lầy" là biệt ngữ xã hội. Trong ngữ cảnh khác, chẳng hạn nói với bạn bè một cách suồng sã, có thể sử dụng từ lầy với nghĩa lôi thôi, nhếch nhác, chơi không đẹp. Nhưng khi nói với bố như trong ngữ cảnh này, sử dụng biệt ngữ lầy hoàn toàn không phù hợp.

b. Từ "hem" là biệt ngữ xã hội chỉ từ “không” theo cách nói của lớp trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trong trường hợp này, dùng biệt ngữ cũng không phù hợp, vì người nói cần trả lời một cách nghiêm túc câu hỏi của bạn, thể hiện sự quan tâm đến trạng thái tâm lí của một người bạn.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 16, các em cần nắm:

- Nhận biết được biệt ngữ xã hội.

- Hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 16: Biệt ngữ xã hội sẽ giúp các em nhận biết được biệt ngữ xã hội và hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 16 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF