OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Đảo Sơn Ca - Lê Cảnh Nhạc - Ngữ văn 8 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Tiếp nối chủ đề Bài 7: Yêu thương và hi vọng, HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Đảo Sơn Ca - Lê Cảnh Nhạc thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Với nội dung bài giảng chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em cảm nhận được chân thực vẻ đẹp của đảo Sơn Ca, không chỉ có vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ mà còn có cả vẻ đẹp oai hùng của anh lính trẻ đứng canh gác miền hải đảo cho quê hương đất nước thân yêu. Chúc các em có nhiều tiết học thú vị!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Lê Cảnh Nhạc

a. Cuộc đời:

- Lê Cảnh Nhạc (15/8/1957), quê xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.

- Bút danh: La Giang.

Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc

Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc

 

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Nguyên Tổng Biên tập Báo Gia đình Xã hội.

- Nguyên Phó Tổng cụ trưởng Tổng cục Dân số.

- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1996).

- Giải Nhì cuộc thi Thơ toàn liên bang của ĐSQ Việt Nam tại Liên Xô; Giải thưởng Văn học cho thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng sáng tác về Quyền trẻ em của Radda Barnen (Thụy Điển), Giải thưởng VHNT và báo chí (5 năm) của Bộ Quốc phòng.

- Đồng tác giả hơn 70 ca khúc, trong đó có 8 ca khúc đạt Huy chương Vàng, 5 ca khúc Huy chương bạc tại Liên hoan ca.

 

c. Tác phẩm tiêu biểu:

- Người học trò thứ 31 (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 1990).

- Nỗi oan của Đốm (Tập truyện, NXB KimĐồng, 1992).

- Mầm ác và hướng thiện (Tập ký, NXB Thanh Niên, 1994).

- Lâu đài (Tập truyện, NXB Văn học, 1999).

- Lời ru không bán (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 2000).

- Khúc giao mùa (Tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2005).

- Không bao giờ trăng khuyết (Tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2010).

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Bài thơ Đảo Sơn Ca thuộc thể thơ tự do.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ Đảo Sơn Ca ra đời ngày 07/04/2016.

c. Bố cục văn bản:

- Khổ thơ đầu tiên: là cảnh sắc của thiên nhiên, cây cối nơi đây.

- Khổ thơ thứ hai: là vẻ đẹp của cảnh vật nơi đây.

- Khổ thơ cuối cùng: là hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc

- Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc: mái chùa cong veo, chiều cổ tích, líu lo (tượng thanh), rót (động từ chỉ hành động), mật ngọt (hình ảnh ẩn dụ, chuyển đổi giác quan từ thính giác sang vị giác).

- Ý nghĩa: của những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc đó: gợi tả một không gian bình yên, đẹp như trong truyện cổ tích.

1.2.2.. Hình ảnh gợi tả đảo Sơn Ca

- Vẻ đẹp thiên nhiên (cảnh vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị ...):

+ Quả bàng vuông xanh non màu lá.

Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca.

+ Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy.

Chim líu lo rót mật trước hiên nhà.

Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời.

Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót.

Một góc đảo Sơn Ca

Một góc đảo Sơn Ca

- Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo:

Mái chùa cong veo chiều cổ tích.

Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi.

Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo.

Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ.

Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.

- Tình cảm, cảm xúc của tác giả: tình yêu thiên nhiên, con người, rộng hơn là tình yêu đất nước.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ Đảo Sơn Ca có nội dung chính nói về vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người ở nơi đây. Thiên nhiên vừa được điểm tô bằng màu sắc xanh non của cây cối, vừa có màu hồng rực của những chùm hoa giấy đung đưa trong trời nắng vàng.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Đan xen các câu thơ tả cảnh và tả người.

- Lời thơ trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái.

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: So sánh, điệp ngữ.

- Bản dịch thơ sử dụng thể thơ lục bát, tạo ra vần điệu nhịp nhàng, sinh động.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Đảo Sơn Ca.

 

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên và con người Đảo Sơn Ca bình dị, gần gũi, thanh bình: Mái chùa cong vút như trong những câu truyện cổ tích mà ta thường được các bà, các mẹ kể; tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa. Ngoài ra, mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát, tuy vậy cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến, anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh. Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ. Từ những điều mộc mạc, giản dị đó mà tác giả đã giúp chúng ta liên tưởng đến khung cảnh tuyệt đẹp của đảo Sơn Ca.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Đảo Sơn Ca - Lê Cảnh Nhạc, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật.

- Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học

Soạn bài Đảo Sơn Ca - Lê Cảnh Nhạc - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Đảo Sơn Ca nói về vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người ở nơi đây. Thiên nhiên vừa được điểm tô bằng màu sắc xanh non của cây cối, vừa có màu hồng rực của những chùm hoa giấy đung đưa trong trời nắng vàng. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn văn đầy đủ Đảo Sơn Ca - Lê Cảnh Nhạc
  • Soạn văn tóm tắt Đảo Sơn Ca - Lê Cảnh Nhạc

Hỏi đáp bài Đảo Sơn Ca - Lê Cảnh Nhạc - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Đảo Sơn Ca - Lê Cảnh Nhạc

Qua những hình ảnh này tạo nên một bức tranh thiên nhiên và con người hài hòa, hòa quyện vào nhau, giúp người đọc cảm nhận được sự đặc biệt của hòn đảo Sơn Ca. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF