OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Củng cố, mở rộng Bài 4 - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Trong Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ, em đã được học một số bài thơ trào phúng sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt. Bên cạnh đó, em cũng sẽ được tiếp cận một văn bản nghị luận kết nối về chủ đề để thấy những giọng điệu khác nhau của tiếng cười trào phúng và cảm nhận rõ nét hơn ý nghĩa, giá trị tốt đẹp mà tiếng cười ấy đem lại cho cuộc đời. Do đó, nhằm giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức đã học, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 4 dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc điểm cơ bản của thơ trào phúng

- Về nội dung: thơ trào phúng dùng tiếng cười để phê phán những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa.... nhằm hướng con người tới các giá trị thẩm mĩ, nhân văn hoặc lí tưởng sống cao đẹp.

- Về nghệ thuật: thơ trào phúng thường sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nói quá,... tạo ra tiếng cười khi hài hước, mỉa mai, châm biếm nhẹ nhàng; lúc đả kích mạnh mẽ, sâu cay.

Xem chi tiết văn bản nghị luận:

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Trần Tế Xương

Lai Tân - Hồ Chí Minh

1.2. Ôn tập thực hành tiếng Việt

1.2.1. Từ Hán Việt

- Khái niệm: Trong vốn từ gốc Hán, có một bộ phận các từ đơn được cảm nhận như từ thuần Việt

- Ví dụ: tổ, đầu, phòng, cao, tuyết, bang, thần, bút,... và một bộ phận các từ phức (có chứa yếu tố thường không có khả năng sử dụng độc lập như từ đơn) ít nhiều còn gây khó hiểu như: sĩ tử, nhân văn, nhân đạo, không phận, hải phận, địa cực, kí sinh,...

- Nhận xét: Nhóm các từ phức gốc Hán thường được gọi là từ Hán Việt. Mỗi tiếng của từ thuộc nhóm này có tên gọi tương ứng là yếu tố Hán Việt. 

1.2.2. Sắc thái nghĩa của từ ngữ

Sắc thái nghĩa của từ ngữ là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản, thể hiện thái độ, cảm xúc, cách đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nói đến.

1.3. Ôn lại cách viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

- Mở bài: Giới thiệu tác giả và bài thơ.

- Thân bài:

+ Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

+ Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.

- Kết bài: Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

1.4. Ôn tập cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Chuẩn bị: Giới thiệu được vấn đề trình bày.

- Trình bày:

+ Nêu khái quát những ý kiến, suy nghĩ, hiểu biết của bản thân về ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống.

+ Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

"Tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm, đả kích những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa nhưng mục đích cao nhất của nó là hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn". Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

 

Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật gây cười nhằm đả kích, châm biếm những hiện tượng xấu xa trong đời sống xã hội. Nó được biểu hiện qua việc xây dựng những mâu thuẫn trào phúng, nhân vật trào phúng, cảnh tượng trào phúng, ngôn ngữ trào phúng, giọng điệu trào phúng... Ý kiến "Tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm, đả kích những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa nhưng mục đích cao nhất của nó là hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn" là ý kiến đúng bởi nó đã khái quát được nghệ thuật của tiếng cười trào phúng. Các nhà văn, nhà thơ sử dụng nghệ thuật ấy nhằm tố cáo xã hội đương thời mục nát. những con người thực dụng nửa mùa, đưa tới những bài học giá trị nhân văn sâu sắc.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 4, các em cần:

Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vẫn, nhịp, đối.

Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng.

- Nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó; hiểu được sắc thái nghĩa của từ ngữ và biết lựa chọn, sử dụng từ ngữ phù hợp với sắc thái.

Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.

Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội.

Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động.

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 4 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Củng cố, mở rộng Bài 4: Vẻ đẹp cổ điển, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức đã học về các đặc điểm cơ bản của thơ trào phúng, đặc điểm và chức năng từ Hán Việt, cách viết một bài văn phân tích một tác phẩm nghệ thuật và trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 4 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF