OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Nhằm giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức về thơ trào phúng trong Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ, HỌC247 đã biên soạn nội dung bài giảng Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng của Trần Thị Hoa Lê thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trần Thị Hoa Lê

- Tiểu sử: Trần Thị Hoa Lê sinh năm 1968 tại Ninh Bình, là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu văn học.

- Các công trình nghiên cứu chính: Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập 2 (2015, viết chung), Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại (2017),...

1.1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Văn bản trích từ tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số tháng 9/2022 (trang 504, 505).

b. Thể loại:

Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ thơ trào phúng thuộc thể loại văn nghị luận.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng có phương thức biểu đạt là nghị luận.

d. Bố cục văn bản:

- Phần 1: Từ đầu đến “châm biếm, đả kích…”: Giới thiệu về thơ trào phúng và một số giọng điệu cơ bản của tiếng cười trong thơ trào phúng.

- Phần 2: Tiếp đến “cảm nhận của độc giả”: Phân tích một số giọng điệu của thơ trào phúng.

- Phần 3: Còn lại: Kết luận.

e. Tóm tắt tác phẩm:

Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, đối tượng miêu tả của nó là sự bất toàn của con người, cuộc sống. Một số giọng điệu cơ bản cảu tiếng cười trong thơ trào phúng: hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích... Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc. Mỉa mai - châm biếm là cách rạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,... Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Giới thiệu về thơ trào phúng và một số giọng điệu cơ bản

- Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, mà đối tượng miêu tả, thể hiện của nó là sự bất toàn của con người, cuộc sống.

- Phương tiện đặc sắc mà thơ trào phúng sử dụng để chống lại cái bất toàn ấy là tiếng cười với nhiều giọng điệu khác nhau.

- Một số giọng điệu cơ bản của tiếng cười trong thơ trào phúng là: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích,…

1.2.2. Một số giọng điệu trào phúng cơ bản

a. Giọng điệu hài hước:

- Khái niệm: Là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.

- Ví dụ: bài thơ Tự trào I – Phạm Thái.

Có ai muốn biết tuổi tên gì,
Vừa chẵn hai mươi, gọi chú Lỳ.
Năm bảy bài thơ ngâm lếu láo,
Một vài câu kệ tụng a ê!
Tranh vờn sơn thuỷ màu lem luốc,
Bầu giốc càn khôn giọng bét be.
Miễn được ngày nào ngang dọc đã,
Sống thì nuôi lấy, chết chôn đi!

b. Giọng điệu mỉa mai – châm biếm:

- Khái niệm: Là cách tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lo-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,...

- Ví dụ: Bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp, Nguyễn Khuyến.

Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông,
Nó lại lôi ông đến giữa đồng.
Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ!
Thân già da cóc, có đau không?
Bây giờ mới khẽ sầy da trán,
Ngày trước đi đâu mất mảy lông.
Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa.
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!

- Tác dụng: Mỉa mai – châm biếm là một thủ pháp tạo nên tiếng cười bằng cách khẳng định một cách có vẻ như nghiêm túc, có lí những điều vô lí, không thể chấp nhận; tạo nên sự hoài nghi, phê phán, thanh lọc đối với cái xấu, cái đáng cười. Đó là cách “chế nhạo ngầm, đeo mặt nạ nghiêm trang”; khen mà để chê, khẳng định để mà phủ định, đề cao để mà hạ thấp.

- Ví dụ: Bài thơ Nha lệ thương dân, Kép Trà.

Nước lụt năm nay khó nhọc to,

Thương dân nha lệ dốc lòng lo.

Chửa nhai trẻ hết còn nhai bạc,

Mới bắt trâu xong lại bắt bò.

Mấy xã Bạch Sam anh lệ nuốt,

Trăm phu Chuyên Nghiệp chủ thừa no.

Còn đê, còn nước, dân còn khổ,

Ai bảo Duy Tiên huyện vẫn cò.

c. Đả kích:

- Khái niệm: Là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hóa đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội.

- Ví dụ: Bài thơ Đất Vị Hoàng, Trần Tế Xương.

Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,
Có đất nào như đất ấy không?

1.2.3. Khái quát về tiếng cười trong thơ trào phúng

- Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn.

- Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống.

- Thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người.

- Thơ trào phúng vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản đề cập đến những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích... qua đó thể hiện nét đắc trong nghệ thuật trào phúng trong văn học Việt Nam.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

- Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.

- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.

 

Lời giải chi tiết:

Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống. Khác với thơ lãng mạn, thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người. Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay. 

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, các em cần nắm:

- Nhận biết được một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng.

- Hiểu được tác dụng tiếng cười trong thơ trào phúng.

Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng giới thiệu những giọng điệu cơ bản của tiếng cười trong thơ trào phúng, giúp người đọc hiểu rõ được một bộ phận sáng tác văn học đặc thù. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng

Qua văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, tác giả đã nêu những đối tượng giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng như hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích. Từ đó giúp đẩy lùi cái xấu và hướng con người ta vươn tới những giá trị cao đẹp, nhân văn hơn. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF