OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trưa tha hương - Trần Cư - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều


Cùng HOC247 tham khảo nội dung bài giảng Trưa tha hương thuộc sách Ngữ văn 7 Cánh Diều dưới đây. Bài học bao gồm những kiến thức trọng tâm về xuất xứ, bố cục văn bản, tác giả Trần Cư và những kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên của ông khi nghe tiếng hát ru bên võng quen thuộc, mộc mạc. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trần Cư

- Trần Cư tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh ngày 3-4-1918 tại Huê Lăng - Thủy Nguyên - Hải Phòng, sinh ra trong một gia đình đông con. Để ông có thể được học hành đàng hoàng cha mẹ đã rất vất vả, cố gắng.

- Với bao nỗ lực của bản thân và gia đình, Trần Cư lấy được tấm bằng tú tài triết học phần một (năm 1938). Không muốn là gánh nặng thêm cho người thân, ông quyết định thi vào ngành bưu điện Đông Dương, đi làm lấy tiền phụ giúp gia đình, đồng thời học nốt phần hai. Sau đó ông tập trung viết báo.

- Được bạn bè mách bảo, Trần Cư tìm đến với báo chí. Vào năm 1941, lần đầu tiên trong đời ông có bài đăng trên tờ Tin mới văn chương.

- Tiểu thuyết thứ bảy là tờ báo Trần Cư cộng tác lâu dài nhất. Trên tờ báo này, ông chủ yếu đăng các tác phẩm văn học như truyện ngắn, ký, tùy bút. Nhiều người cùng thời giờ vẫn còn nhớ những tác phẩm khá chắc tay của ông như Trưa tha hương (17-7-1943), Trên lái thần (12-1944)…

1.1.2. Tác phẩm Trưa tha hương

a. Xuất xứ

- Tác phẩm đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy, Số 470, 17/07/1943.

b. Thể loại: 

- Tùy bút.

c. Bố cục 

Chia văn bản thành 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “xanh dịu trên rèm cửa”: Tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nguyên vẹn trong câu hát ru em”: Những âm thanh quen thuộc đưa nhân vật trở về với những kỉ niệm xưa cũ ở quê hương

- Đoạn 3: Còn lại: Câu hát ru quen thuộc, đầy kí ức về quê hương

d. Tóm tắt tác phẩm

Văn bản Trưa tha hương thuật lại nỗi nhớ quê hương da diết của một người con lâu ngày rời xa quê hương. Chỉ với những âm thanh quen thuộc, đơn sơ, mộc mạc, đã gợi lại trong trái tim những kỉ niệm xưa cũ không thể nào quên.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện

- Thời gian:

+ Một buổi trưa lung linh

- Địa điểm

+ Ở Chúp, bên kia bờ Cửu Long Giang

+ Ở nhà một người bạn Nam Kỳ

- Tình huống: Nhân vật tôi nằm nghỉ trưa ở nhà người bạn, trước không gian trưa vắng lặng và âm thanh tiếng ru quen thuộc

- Cảnh vật: “Một cách cửa bếp còn mở ….xanh dịu trên rèm cửa”

1.2.2. Tiếng hát ru gợi nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ

- Âm thanh:

+ Tiếng dây thừng căng thẳng cọ vào guốc võng kẽo kẹt nghe buồn nản lạ

+ Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo

+ Một giộng ru em nổi lên – một giọng người Bắc

Âm thanh tiếng võng đưa gợi nhớ lại tuổi thơ tác giả

- Âm thanh quen thuộc đưa tác giả về những kỉ niệm ngày xưa

+ “Tự nhiên tôi thấy nhớ nhà”, “tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ”

+ Nhớ về những kỉ niệm ngày xưa với thầy, mẹ, với vú em

→ Tâm trạng buồn man mác, tâm hồn người nhà quê Việt Nam vẫn còn nguyên trong câu hát ru em

+ Nhớ về khung cảnh quen thuộc ở xứ Bắc

→ Những âm thanh quen thuộc ở quê hương vẫn còn mãi trong tâm hồn những người con xa xứ, dù đi tới đâu, ở bất cứ nơi nào vẫn nhớ tới quê hương thân yêu của mình.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, bức tranh nông thôn buổi trưa hiện ra chân thực, sinh động.

- Ngôn ngữ giàu chất thơ, thể hiện cảm xúc nhớ thương, da diết.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Trưa tha hương - Trần Cư, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều. Hãy viết bài văn kể về kỉ niệm tuổi thơ mà em nhớ nhất.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài Trưa tha hương - Trần Cư, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để viết bài văn kể về kỉ niệm tuổi thơ

- Cần đảm bảo những nội dung chính sau:

+ Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra kỉ niệm

+ Các sự việc của kỉ niệm đó

+ Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm

Lời giải chi tiết:

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.

Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.

Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.

Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.

Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.

Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Trưa tha hương - Trần Cư, các em cần:

+ Phân tích được tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện

+ Phân tích tiếng hát ru gợi nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả

Soạn bài Trưa tha hương - Trần Cư Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Trưa tha hương là tùy bút sâu lắng của Trần Cư kể về những kỉ niệm không thể nào quên trong suốt thời tuổi thơ của tác giả với những hình ảnh, âm thanh quen thuộc. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Trưa tha hương - Trần Cư Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Trưa tha hương - Trần Cư Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Tác phẩm Trưa tha hương giúp người đọc quay về kỉ niệm tuổi thơ với tiếng võng và lời hát ru quen thuộc. Từ đó hiểu hơn về tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Trần Cư. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF