OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trò chơi cướp cờ - Nguyễn Thị Thanh Thủy - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Cùng HOC247 tham khảo nội dung bài giảng Trò chơi cướp cờ - Nguyễn Thị Thanh Thủy thuộc sách Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo dưới đây. Bài học bao gồm những kiến thức trọng tâm về mục đích, chuẩn bị và cách chơi trò cướp cờ. Đặc biệt, bài tập minh hoạ có lời giải chi tiết sẽ giúp các em củng cố và ôn tập kiến thức hiệu quả. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Văn bản Trò chơi cướp cờ được in trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014.

b. Thể loại: 

- Văn bản Trò chơi cướp cờ thuộc thể loại văn bản thông tin.

c. Bố cục 

Trò chơi cướp cờ có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “đoàn kết khi chơi”: Giới thiệu mục đích của trò chơi cướp cờ

- Phần 2: Tiếp đến “bằng nhau”: Chuẩn bị cho trò chơi cướp cờ

- Phần 3: Còn lại: Hướng dẫn cách chơi trò chơi cướp cờ

d. Tóm tắt tác phẩm

Trò chơi cướp cờ không những giúp chúng ta rèn luyện thể lực mà nó còn tạo nên không khí vui vẻ, tinh thần đoàn kết cho mọi người khi tham gia. Ở trò chơi này, chúng ta chia thành hai đội, mỗi đội năm người trở lên. Chúng ta cần chọn một địa điểm rộng rãi, rồi vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc một thứ tượng trưng cho cờ. Sau đó, ta kẻ vạch mốc xuất phát sao cho khoảng cách từ vòng tròn giữa sân đến các vạch mốc bằng nhau. Cách chơi như sau: đầu tiên, người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc, tiếp theo trọng tài điều khiển hô to đến số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó chạy thật nhanh lên lấy cờ, cứ thế hai đội cướp cờ, ai cướp được cờ về đội mình là thắng.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Mục đích của trò chơi cướp cờ

- Góp phần “rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, tinh mắt”, …

- Tạo không khí “vui vẻ”, “tính tập thể”, “tinh thần đoàn kết

→ Mục đích được trình bày rõ ràng thành hai ý, rất phù hợp với tính chính xác, rõ ràng của văn bản thông tin

1.2.2. Chuẩn bị cho trò chơi cướp cờ

Không khí của trò chơi cướp cờ

- Ở trò chơi này, “số lượng người chơi không hạn chế”, chúng ta chia thành hai đội, mỗi đội năm người trở lên, có xếp số thứ tự

- Chúng ta cần chọn một “địa điểm rộng rãi” 

- Ta “vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân”, ở giữa đặt “một cây cờ” hoặc một thứ tượng trưng cho cờ như: khăn, cành lá, …

- Sau đó, ta “kẻ vạch mốc xuất phát” sao cho khoảng cách từ vòng tròn giữa sân đến các vạch mốc bằng nhau.

→ Các bước chuẩn bị cho trò chơi cũng được trình bày rõ ràng

1.2.3. Hướng dẫn cách chơi cướp cờ

- Đầu tiên, “người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự” trước vạch mốc tại hai đầu sân

- Tiếp theo “trọng tài điều khiển” hô to đến số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó chạy thật nhanh lên lấy cờ

- Người ở đội kia sẽ tìm cách “vỗ” vào người cầm cờ ở đội này, ai bị “vỗ” phải bỏ cờ xuống, rồi người kia lại cướp cờ chạy

- Ai cướp được cờ về đội mình là thắng.

- Sau đó, cờ lại được đặt lại vị trí ban đầu, trọng tài lại tiếp tục gọi hai người chơi tiếp theo, cho đến khi hết số người chơi.

- Một số lưu ý khi chơi: 

+ Chỉ được lên cướp cờ khi trọng tài gọi đến số thú tự của mình

+ Chỉ được vỗ nhẹ lên người chơi đối phương khi họ cầm cờ

+ Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi

+ Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội lên chơi

+ Đội nào nhiều điểm hơn là thắng cuộc và được phần thưởng

→ Văn bản đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể, trình bày rõ ràng thành các ý giúp chúng ta dễ dàng hình dung ra cách chơi trò cướp cờ, những lưu ý khi chơi trò chơi này.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản Trò chơi cướp cờ đã cung cấp thông tin cho độc giả về cách chơi của một trò chơi dân gian: trò chơi cướp cờ.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Văn bản thông tin giới thiệu quy tắc của một trò chơi với cấu trúc 3 phần rõ ràng

- Sử dụng thuật ngữ, con số, từ ngữ chỉ thời gian, số từ chỉ số lượng chính xác

- Có hình ảnh minh họa rõ ràng cho văn bản

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Trò chơi cướp cờ - Nguyễn Thị Thanh Thủy, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết bài văn giới thiệu trò chơi cướp cờ.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung văn bản trên và hiểu biết của cá nhân về trò chơi cướp cờ để viết bài

- Có thể tham khảo những nội dung chính sau:

+ Trò chơi cướp cờ là trò chơi dân gian rất phổ biến dành cho trẻ em

+ Khi tham gia trò chơi, chúng ta cần lưu ý những chuẩn bị về người chơi, khu vực tổ chức và dụng cụ tham gia trò chơi

+ Cướp cờ là một trò chơi tập thể phối hợp đồng đội rất bổ ích

Lời giải chi tiết:

Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi cướp cờ.

Trò chơi cướp cờ là trò chơi dân gian rất phổ biến dành cho trẻ em, nó thường được tổ chức trong các hoạt động tập thể, mang lại cho trẻ những tiếng cười vui vẻ, thư giãn sau giờ học ở căng thẳng. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều ý nghĩa và lợi ích cho các bạn nhỏ như: Khi trẻ tham gia trò chơi cướp cờ sẽ luyện cho trẻ khả năng vận động nhanh, khéo léo và rèn luyện sự nhanh nhẹn để dành được chiến thắng. Ngoài ra trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết, các bạn sẽ được giao tiếp với nhau nhiều hơn tăng tình thân mến.

Khi tham gia trò chơi, chúng ta cần lưu ý những chuẩn bị về người chơi, khu vực tổ chức và dụng cụ tham gia trò chơi. Số lượng người chơi tham gia chơi thường từ 8-10 người. Chia làm 2 đội với số thành viên mỗi đội bằng nhau. Khu vực chơi cần phải có 1 khuôn viên rộng, bằng phẳng không có chướng ngại vật (như ở các sân trường, sân nhà văn hóa, ủy ban.,). Tổ chức trò chơi cần chuẩn bị một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ, khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về, một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số.

Luật chơi như sau: Khi đang cắm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc. Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc. Nếu có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua. Trong trường hợp gọi nhiều số lên một lúc thì số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác (số 1 đội bạn cướp được cờ thì số 1 bên mình phải là người dồn theo chạm vào, số 2 đứng gần chạm được cũng không được tính. Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa. Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ và khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau.

Cướp cờ là một trò chơi tập thể phối hợp đồng đội rất bổ ích. Nó vừa giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động, vừa giúp gắn kết xây dựng tình bạn đẹp. Do đó, người lớn nên tạo điều kiện tổ chức chơi cướp cờ hoặc các trò chơi tập thể khác cho trẻ.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Trò chơi cướp cờ - Nguyễn Thị Thanh Thủy, các em cần:

+ Phân tích được mục đích, sự chuẩn bị và cách chơi trò cướp cờ

+ Vận dụng viết bài văn thuyết minh về quy tắc của một trò chơi dân gian

Soạn bài Trò chơi cướp cờ - Nguyễn Thị Thanh Thủy Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Trò chơi cướp cờ - Nguyễn Thị Thanh Thủy là văn bản thông tin nhằm cung cấp cho người đọc quy tắc và ý nghĩa của trò chơi cướp cờ. Để giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Trò chơi cướp cờ - Nguyễn Thị Thanh Thủy Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Trò chơi cướp cờ - Nguyễn Thị Thanh Thủy Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Trò chơi cướp cờ - Nguyễn Thị Thanh Thủy đã giúp người đọc có những kiến thức bổ ích về mục đích và cách chơi trò cướp cờ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF