OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 17 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Trong văn bản, việc sử dụng linh hoạt trạng ngữ và từ láy sẽ giúp văn bản không những rõ ràng về địa điểm, thời gian mà còn tạo ra sự tinh tế, hài hòa cho các câu văn. Bài học Thực hành tiếng Việt trang 17 thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em nhận biết và phân tích tác dụng của một số trạng từ và từ láy trong câu văn, từ đó trau dồi vốn ngôn ngữ và tự tin hơn trong quá trình viết văn của mình. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ

- Nhận biết: Trạng ngữ của câu có thể là một từ hoặc cụm từ.

- Tác dụng của trạng ngữ:

+ Trạng ngữ giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tình huống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện đó.

+ Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu.

+ Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.

- Ví dụ:

(1) Đêm, trời mưa như trút nước. (2) Đêm hôm đó, trời mưa như trút nước.

Tác dụng: Trạng ngữ trong câu (1) là một từ, trạng ngữ trong câu (2)cụm từ. Trạng ngữ trong câu (2) được mở rộng hơn so với trạng ngữ trong câu (1). Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu (2) cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian của sự việc trời mưa như trút nước.

1.2. Từ láy

- Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. 

- Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, có thể phân loại từ láy như sau:

+ Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần ví dụ như xanh xanh, ào ào. Với các ví dụ về từ láy toàn bộ, ta thấy rằng, từ láy toàn bộ có ý nghĩa nhấn mạnh sự vật, sự việc. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người dùng tạo ra sự tinh tế, hài hòa thông qua sử dụng các từ láy có sự thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối chẳng hạn như mơn mởn, tim tím, thoang thoảng

+ Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần. Dựa vào bộ phận được lặp lại nhằm nhấn mạnh một sự vật, hiện tượng, từ láy bộ phận được chia thành:

  • Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

  •  Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.

- Trong đó, từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng một số câu có thành phần trạng ngữ.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào phần nội dung trạng ngữ

- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn đảm bảo số lượng câu

- Chỉ ra thành phần trạng ngữ có sử dụng trong đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Vào đầu năm ngoái, nhà em có nuôi một con gà trống. Đến nay, chú gà trống của em ra dáng một chú gà trống choai. Nhìn bề ngoài của chúng với dáng vẻ mập mạp, rắn rỏi, bộ long nhiều màu sắc đầy sức hấp dẫn. Chú gà trống tinh nghịch của em luôn làm ra vẻ mình là người khỏe nhất. Để tìm giun và các loại côn trùng, chú dùng cái mỏ sắc nhọn, đôi mắt như hai hòn ngọc đưa đi đưa lại, long lanh đến khôn ngờ. Sáng sớm, chú bay lên ngọn cây, võ cánh gáy đánh thức mọi người dậy rồi nhảy xuống đất kiếm thức ăn. Cả nhà em ai cũng quý chú. Em luôn chăm sóc chú thật tốt để chú mau lớn.

Thành phần trạng ngữ: Vào đầu năm ngoái, Đến nay

Bài tập 2: Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong đoạn văn sau:

Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố rướn ra, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng, người treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào phần nội dung từ láy

- Chú ý các dấu hiệu và tác dụng của từ láy để xác định và phân tích

Lời giải chi tiết:

- Từ láy trong đoạn văn: tí ti thô lố, nhẹ nhàng, lơ lửng, bay bay.

- Tác dụng: Việc sử dụng các từ láy giúp miêu tả sinh động hình ảnh những chú bọ ngựa vừa mới nở: nhỏ bé, tinh nghịch, khéo léo.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 17 các em cần:

+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của trạng từ và từ láy

+ Vận dụng viết văn bản có sử dụng trạng từ và từ láy 

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 17 sẽ giúp các em nhận biết và phân tích tác dụng của các trạng từ và từ láy cụ thể. Đồng thời áp dụng vào tạo lập văn bản linh hoạt và sinh động hơn. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 17 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF