OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 104 - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Xin gửi đến các em học sinh lớp 7 nội dung lí thuyết Thực hành tiếng Việt trang 104 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây đã được HOC247 biên soạn kĩ càng. Đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các em học sinh tìm hiểu về khái niệm ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ngữ cảnh

- Ngữ cảnh của một từ là những yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ xung quanh nó. Như vậy, ngữ cảnh có thể một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe. 

1.2. Nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp với các yếu tố khác, qua đó bộc lộ một nghĩa xác định nào đó. Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ. 

Ví dụ 1: Con đường này có nhiều đoạn gấp khúc ngắn, nối nhau liên tiếp rất nguy hiểm nhưng không có biển báo đường khúc khuỷu. 

- Cần dựa vào ngữ cảnh là các cụm từ “nhiều đoạn gấp khúc ngắn”, “nối nhau liên tiếp” để xác định nghĩa của từ “khúc khuỷu”. 

Ví dụ 2: Nhờ vào những phát minh vĩ đại như máy hơi nước, điện, tivi, máy vi tính, ...mà chúng ta có được cuộc sống tiện nghi, thoải mái. 

- Để xác định nghĩa của từ “phát minh”, cần căn cứ vào một số ví dụ cụ thể như “máy hơi nước”, “điện”, “tivi”, “máy tính”. 

- Khi xác định nghĩa của từ, cần phải lưu ý xem trong ngữ cảnh này, từ có được dùng với nghĩa thông thường (nghĩa có trong từ điển) hay được dùng với nghĩa khác. Chẳng hạn, trong câu sau, từ “lửa” không được dùng với nghĩa thông thường ghi trong từ điển mà dùng để chỉ màu đỏ như lửa của hoa lựu. 

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông. 

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu thơ sau: 

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trông trời hạn trông mưa; mùi tính chiên vấy vá đã ba năm, ghét hói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu trên

Lời giải chi tiết:

- Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế cho thấy các chi tiết trong hai câu văn đề bắt nguồn từ hiện thực.

- Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: quân địch kéo đến vùng đất Nam Bộ đã mươi tháng nay mà lệnh quan thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã rất căm thù trước sự xuất hiện của quân thù trên vùng đất họ sinh sống.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 104, các em cần:

+ Nắm được khái niệm ngữ cảnh

+ Vận dụng giải bài tập phân tích nghĩa của từ trong ngữ cảnh cụ thể

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 104 Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 104 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về khái niệm ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 104 Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF