OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Banner-Video

Nhằm giúp các em tiếp thu những kiến thức về nhận định và biểu hiện về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, HOC247 đã tổng hợp bài soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đồng thời biết vận dụng những kiến thức này để hoàn thành các câu hỏi trong SGK. Để hiểu hơn về lí thuyết bài học, mời các em cùng tham khảo thêm bài giảng Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - CD. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Và nó cần phải được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

1.2. Nghệ thuật

- Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.

- Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được diễn đạt dưới hình ảnh so sánh sinh động, dễ hiểu.

- Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc.

- Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.

2. Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: 

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc văn bản nghị luận xã hội, các em cần chú ý:

+ Văn bản viết về vấn đề gì của đời sống xã hội? Nhan đề văn bản có liên quan đến vấn đề ấy như thế nào?

+ Mục đích của văn bản này là gì?

+ Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?

- Đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tìm hiểu thêm các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và giai đoạn chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của nhân dân ta để hiểu hơn hoàn cảnh ra đời, mục đích, ý nghĩa của văn bản.

Trả lời:

- Văn bản viết về lòng yêu nước của nhân dân ta. Nhan đề phản ánh nội dung của văn bản.

- Mục đích của văn bản này là đề cao lòng yêu nước của nhân dân ta.

- Trong văn bản các lí lẽ và bằng chứng làm rõ ràng, mạch lạc vấn đề lòng yêu nước được đề cập đến trong văn bản.

- Hoàn cảnh ra đời của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Văn bản được trích trong Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.

- Mục đích: đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Ý nghĩa: làm trỗi dậy long yêu nước nồng nàn của nhân dân ta đặc biệt trong giai đoạn đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Phần 1 có phải mở bài không? Vì sao?

Trả lời:

Phần 1 chính là mở bài. Tác giả giới thiệu về lòng yêu nước và khẳng định đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 2: Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc liệt kê các nhân vật lịch sử ở phần 2 cho thấy truyền thống yêu nước đã có từ rất lâu đời, trải qua nhiều thế hệ.

Câu 3: Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong phần 2.

Trả lời:

Những lí lẽ và bằng chứng có trong phần 2: để minh chứng cho tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta tác giả đã chứng minh:

+ Qua những trang sử vẻ vang từ thời Hai Bà Trưng.

+ Qua cuộc kháng chiến chống Pháp: tất cả các lứa tuổi, khắp các vùng miền, mọi giai cấp và mọi mặt trận.

Câu 4: Nội dung của phần 3 là gì?

Trả lời:

Nội dung phần 3 là bổn phận của chúng ta là phải phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề gì? Câu văn nào ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài?

Trả lời:

- Văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề yêu nước của nhân dân ta.

- Câu văn khái quát nội dung vấn đề nghị luận trong bài: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.”

Câu 2: Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Trả lời:

Văn bản gồm có 3 phần:

- Phần 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Phần 2: Lòng yêu nước của dân ta thể hiện trong lịch sử và trong cuộc chiến đấu hiện tại.

- Phần 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu hiện tại.

Câu 3: Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản; tham khảo mẫu sau:

Ý kiến

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... 

 

Trả lời:

Ý kiến

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... 

Đồng bào ta ngày nay cũng rẩt xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

Từ các cụ già đến các cháu nhi đồng…. từ các cụ già đến các em nhi đồng… từ chiến sĩ đến hậu phương… từ công nhân nông dân đến những đồng bào điền chủ.

Câu 4: Đọc phần 2 và cho biết: 

a) Các dẫn chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào? 

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến..." đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?

Trả lời:

a) Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự tuổi tác, vùng miền, giai cấp.

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ ..đến” đã giúp tác giả thể hiện được mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh. Thể hiện sự đồng lòng đồng sức của toàn dân ta trong cuộc kháng chiến.

Câu 5: Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Trả lời:

Theo em, mục đích của văn bản này là đề cao lòng yêu nước của nhân dân ta từ đó khơi gợi tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Các lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ mục đích của bài viết, làm nổi bật được lòng yêu nước của nhân dân ta qua các thời kì ừ khi dựng nước đến giai đoạn hiện nay.

Câu 6: Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt,...)?

Trả lời:

Qua văn bản này, em học được về cách viết bài văn nghị luận xã hội. Đầu tiên khi viết ta cần xác định rõ vấn đề cần nghị luận, sau đó phải tìm những lí lẽ dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận. Bài viết thì sẽ thường có bố cục 3 phần, phần đầu giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Phần hai cần làm sàng rõ vấn đề nghị luận bằng các lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo, giàu sức thuyết phục. Và phần ba chính là kết luận lại vấn đề cần nghị luận.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Trả lời:

Đoạn văn mẫu số 1:

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Đoạn văn mẫu số 2:

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 3:

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất  nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc. Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu và chiến thắng của bọn xâm lược. Trong lịch sử phong kiến, lý thường kiệt đánh quân Tống trên sông như nguyệt. Trần hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quang Trung đánh tan quân Thanh Xâm lược. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì toàn dân kháng chiến, đồng sức đồng lòng kháng chiến toàn diện. Và chiến Dịch Biên giới 1950. Chiến dịch Hòa Bình 1952, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968. Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác  Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước. Tinh thầng yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước.

4. Hỏi đáp về bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh là văn bản nghị luận khẳng định tình yêu nước, lòng quyết tâm chiến thắng giặc trong hoàn cảnh gian nan nhất của dân tộc Việt Nam. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF