OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 104 - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Banner-Video

Với nội dung bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 104 được HOC247 biên soạn dưới đây giúp các em tìm hiểu và phân tích nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Bên cạnh đó bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 104 - CTST cũng rất hữu ích cho việc tổng hợp kiến thức cho các em. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ngữ cảnh

- Ngữ cảnh của một từ là những yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ xung quanh nó. Như vậy, ngữ cảnh có thể một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe. 

1.2. Nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp với các yếu tố khác, qua đó bộc lộ một nghĩa xác định nào đó. Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ. 

Ví dụ 1: Con đường này có nhiều đoạn gấp khúc ngắn, nối nhau liên tiếp rất nguy hiểm nhưng không có biển báo đường khúc khuỷu. 

- Cần dựa vào ngữ cảnh là các cụm từ “nhiều đoạn gấp khúc ngắn”, “nối nhau liên tiếp” để xác định nghĩa của từ “khúc khuỷu”. 

Ví dụ 2: Nhờ vào những phát minh vĩ đại như máy hơi nước, điện, tivi, máy vi tính, ...mà chúng ta có được cuộc sống tiện nghi, thoải mái. 

- Để xác định nghĩa của từ “phát minh”, cần căn cứ vào một số ví dụ cụ thể như “máy hơi nước”, “điện”, “tivi”, “máy tính”. 

- Khi xác định nghĩa của từ, cần phải lưu ý xem trong ngữ cảnh này, từ có được dùng với nghĩa thông thường (nghĩa có trong từ điển) hay được dùng với nghĩa khác. Chẳng hạn, trong câu sau, từ “lửa” không được dùng với nghĩa thông thường ghi trong từ điển mà dùng để chỉ màu đỏ như lửa của hoa lựu. 

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông. 

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 104 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau: 

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non. 

(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ

a. Xác định nghĩa của từ “non” trong đoạn thơ trên. Dựa vào đâu em xác định được nghĩa ấy của từ ?

b. Từ ví dụ trên, em hãy nêu cách xác định nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh. 

Trả lời:

a. “non” ở đây là vầng trăng mới lên. Dựa vào ngữ cảnh của toàn câu thơ,

b. Cần dựa vào các cụm từ liên quan bên cạnh câu thơ để xác định nghĩa, hiểu ngữ cảnh để hiểu từ ngữ. 

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau: 

Trái tim tôi trong một phút bỗng mềm đi. 

Một nỗi gì lâng lâng như hạnh phúc. 

Được âu yếm, được vuốt ve, đùm bọc,

Được âm thầm cất tiếng ca ru. 

(Anh Ngọc, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi

a. Dựa vào ngữ cảnh, hãy xác định nghĩa của từ “mềm”. 

b. Đặt một câu có từ “mềm” được dùng với nghĩa trên. 

Trả lời:

a. “mềm”: rung động, cảm động

b. Lòng tôi như mềm đi trước câu chuyện của bạn.

Câu 3: Đọc đoạn trích sau: 

Quả tim cậu không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn: trước kia nó quen được đi hoài, đi mãi, bây giờ nó chỉ muốn mau đến đích. Có lúc trái tim cậu kể lể hàng giờ liền về nối nhỡ nhung của nó; lúc khác nó lại xúc động trước cảnh mặt trời mọc trên sa mạc đến nỗi làm cậu phải khóc thầm. Tim cậu đập nhanh khi nó kể về kho báu, đập chậm hẳn khi cậu mơ màng lặng nhìn chân trời vô tận trên sa mạc. Nhưng nó không bao giờ câm nín, kể cả khi cậu và nhà luyện kim đan không nói với nhau một lời nào. 

(Pao- lo Cau- ê- lo, Nhà giả kim

a. Xác định nghĩa của từ “câm nín” trong đoạn văn trên. 

b. Dựa vào đâu em nhận ra nghĩa ấy của từ?

Trả lời:

a. “Câm nín”: Ngưng đập, im lặng. 

b. Dựa vào ngữ cảnh của cả đoạn văn. 

Câu 4: Xác định nghĩa của các từ ngữ được in đậm trong các câu sau và giải thích cách xác định nghĩa của các từ ấy. 

a. Cha ông ta đã mở mang vùng đất hoang này để trồng trọt, sinh sống từ rất lâu đời. Công lao khai khẩn ấy con cháu cần đời đời ghi nhớ. 

b. Một mình chị ấy quán xuyến mọi việc trong gia đình từ dọn dẹp, nấu ăn đến đưa đón, dạy dỗ con cái. 

c. Người vị tha luôn vì người khác, biết nghĩ cho người khác. Đây là một đức tính tốt. Trái với người vị tha là người vị kỉ. 

d. Bây giờ tôi chẳng thiết tha với chuyện gì cả. Tôi chỉ tha thiết mong anh giải quyết cho trường hợp của tôi. 

Trả lời:

a. Khai khẩn: Khái phá vùng đất, người đầu tiên đến đây để trồng trọt, sinh sống. 

b. Quán xuyến: quản lí, làm mọi việc

c. Người vị kỉ: Người ích kỉ, hẹp hòi

d. Thiết tha: muốn làm 

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Cho các nghĩa sau của từ chín

(1) (Quả, hạt) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương vị thơm ngon, trái với xanh

(2) (Thức ăn) được nấu đến mức ăn được, trái với sống

(3) (Sự suy nghĩ) ở mức đầy đủ để có được hiệu quả

(4) (Màu da mặt) đỏ ửng lên

Hãy cho biết nghĩa nào của từ chín được dùng trong các câu sau:

- Vườn cam chín đỏ.

- Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín.

- Ngượng chín cả mặt.

- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín.

- Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi.

- Lúa chín đầy đồng.

- Gò má chín như quả bồ quân.

Trả lời:

- Vườn cam chín đỏ - nghĩa (1)

- Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín – nghĩa (3)

- Ngượng chín cả mặt – nghĩa (4)

- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín – nghĩa (1)

- Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi – nghĩa (2)

- Lúa chín đầy đồng – nghĩa (1)

- Gò má chín như quả bồ quân – nghĩa (4)

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 104 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF