OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn - Ngữ văn 7

Banner-Video

Bài soạn Sống chết mặc bay giúp các em hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và thành công nghệ thuật của tác phẩm. Ngoài ra bài soạn gợi ý cho các em trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa dễ dàng hơn.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nê.

1.2. Nghệ thuật

  • Lời văn cụ thể, sinh động.
  • Khéo léo trong việc vận dụng kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp.

2. Soạn bài Sống chết mặc bay

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

  • Đoạn 1: "Gần một giờ đêm... Khúc đê này hỏng mất": nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
  • Đoạn 2: "Ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn... Điếu mày !": Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi "đi hộ đê".
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.

Câu 2. 

a. Chi ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay. 

  • Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện: 
    • Một bên là cảnh dân làng đang vật lộn với mưa gió để hộ đê thật thảm thương. 
    • Một bên là cảnh quan phủ cùng bọn nha lại ung dung bài bạc ngay trong khi bọn chúng đi “hộ đê”. 

b. Phân tích làm rõ từng mặt tương phản đó. 

  • Cảnh dân làng hộ đê thật thảm thương: 
  • Thời gian gần một giờ đêm. 
  • Mưa càng lúc càng to, mực nước sông càng dâng cao: mưa tầm tã trút xuống... nước cứ cuồn cuộn bốc lên. 
  • Cảnh dân làng hộ đê vất vả, mệt nhọc: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre... lướt thướt như chuột lột. Không khí nhốn nháo, căng thẳng: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi... Cảnh cho thấy sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước. 
  • cảnh quan phủ và nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm trong đình đã được miêu tả bằng nhiều chi tiết, trong đó tâm điểm là thuộc về tên quan phủ.

c. Chỉ ra hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc họa như thế nào? 

  • Địa điểm: Gần kề nơi dân chúng phòng chống lụt: “đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chắc...” trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao. 
  • Không khí, quang cảnh: "tĩnh mịch", "trang nghiêm", "nhàn nhã", "đường bệ", "nguy nga", “đèn thắp sáng trưng” (phản ánh uy thế của viên quan phủ với nha lại, tay sai). 
  • Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi "hộ đê" sang cả, quý phái: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau bạc, rễ tía... (chứng tỏ một cuộc sống hưởng thụ đến tận cùng, quý phái, rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân). 
  • Dáng ngồi quan dạng, cách nói của tên quan phủ, cảnh tượng kẻ hầu người hạ: nghi vệ tôn nghiêm.
  • Sự đam mê tổ tôm và quang cảnh đánh tổ tôm của tên quan phủ với nha lại, chánh tổng... Mê mải theo dõi từng quân bài, khoái trá vỗ tay xuống sập khi thắng ván to. 
  • Thái độ của bọn nha lại, của tên quan phủ khi có người dân quê xông vào báo tin đê vỡ.
  • Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ hoàn toàn điềm nhiên trước tiếng kêu vang trời dậy đất của đám dân quê khốn khổ khi đê vỡ: "Ừ! Thông tôm, chi chi nảy"...

d. Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng lên cảnh tương phản này.

  • Tác giả có dụng ý lên án tên quan lòng lang dạ thú, mắt đui tai điếc trước nỗi thống khổ của đồng bào huyết mạch. Mặt tương phản thứ nhất đã được miêu tả bằng nhiều chi tiết thuộc về: 
  • Thời gian: gần một giờ đêm (ý nghĩa của thời điểm này). 
  •  Độ mưa, độ dâng của nước sông. 
  • Không khí, cảnh tượng hộ đê: nhốn nháo, căng thẳng (qua tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau hộ đê, qua các hoạt động chống đỡ vừa sôi động vừa lộn xộn của người dân). 
  • Sự bất lực của sức người trước sức trời. Sự yếu kém của thế đê trước thế nước. Kết luận: Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe dọa cuộc sống của người dân. 

Câu 3

a. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của mực nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân được thể hiện: 

  • Trời mưa mỗi lúc một tăng → mức nước sông mỗi lúc một cao âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ  sức người mỗi lúc một đuối  nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần.

b. Phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng:

  • Quan phụ mẫu là người có trách nhiệm cao nhất trong việc hộ đê, song ngài lại ngồi nhàn nhã đánh tổ tôm trong khi dân chúng đang vật lộn với nước sông để cứu đê. 
  • Mưa mỗi lúc một tăng, nước sông lên cao, khúc đê có nguy cơ bị vỡ, âm thanh mỗi lúc một dồn dập. Thế mà quan phụ mẫu còn dở ván bài nên dù trời long, đất lở ngài cũng mặc kệ: “ Này, này, đê vỡ mặc đê, nước sông dù có nguy, không bằng nước bài cao thấp”. 
  • Khi có tin đê vờ thật, ai nấy đều hoang mang lo sợ, vậy mà quan vẫn thờ ơ, quát mắng người báo tin. Sau đó lại lao vào chơi bài cho đến lúc: “Ù! Thông tôm... Chi chi nảy! ... Điếu, mày!”
  • Quan ù được ván bài lớn trong niềm vui sướng cực độ. Như vậy, có thể nói, phép tăng cấp đã nhấn mạnh, khắc sâu tình trạng khẩn cấp của việc hộ đê lên đến đỉnh điểm, nhân dân lầm than đau khổ đến cực độ. Qua đó nhấn mạnh, khắc sâu mức độ đam mê bài bạc gắn với thái độ vô trách nhiệm, vô'lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. 

c. Sống chết mặc bay là một tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng người đọc.

  • Tên của văn bản đã trở thành một câu thành ngữ quen thuộc để chỉ về những kẻ có chức trách trong xã hội nhưng ăn chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm trước cuộc sống của người dân. Có được điều đó là nhờ tác giả đã sử dụng hai biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Phép tăng cấp dùng để nhấn mạnh, khắc sâu việc hộ đê dần tới đỉnh điểm, sự đam mê cờ bạc cũng tăng dần rồi lên đến đỉnh điểm. Phép tương phản dùng để làm nổi bật sự đối lập giữa bức tranh một bên là của người lao động lầm than, một bên là của bọn quan lại hưởng lạc, vô trách nhiệm trước mạng sống của người dân.
  • Hai biện pháp nghệ thuật này làm nên lời tố cáo đanh thép đối với những kẻ cầm quyền bất nhân. 

Câu 4. Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay. 

  • Giá trị hiện thực: Tác phẩm phản ánh hết sức sinh động hai cảnh tượng, một bên là cuộc sống lầm than của người dân và một bên là cuộc sống ăn chơi sa đọa của bọn quan lại thối nát. 
  • Giá trị nhân đạo: Tác phẩm thể hiện niềm xót thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân và sự phê phán, tố cáo đối với thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại “lòng lang dạ thú”. 
  • Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã kết hợp khéo léo biện pháp nghệ thuật tăng cấp và đối lập trong việc miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, tình huống truyện, đẩy câu chuyện lên đến đỉnh điểm của kịch tính. Ngôn ngữ sinh động, câu văn ngắn gọn. Những đặc điểm nghệ thuật đó đã góp phần quan trọng tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Sống chết mặc bay để nắm vững hơn về những kiến thức cần đạt khi học văn bản này.

3. Một số bài văn mẫu về văn bản Sống chết mặc bay

Nội dung tác phẩm Sống chết mặc bay kể về sự kiện vỡ đê, nhân vật chính của truyện là viên quan phủ. Tác giả đã vẽ nên bức tranh tương phản giữa sự ăn chơi hưởng lạc của những kẻ cầm quyền với nỗi cơ cực, thê thảm của dân chúng. Thông qua đó lên án gay gắt giai cấp thống trị thối nát, bất tài và vô trách nhiệm trước tài sản, tính mạng của dân nghèo, đồng thời bày tỏ mối cảm thương sâu sắc của mình trước những đau thương, hoạn nạn của đồng bào. Để cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF