OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập Học kì 2 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Bài soạn Ôn tập Học kì 2 thuộc sách Kết Nối Tri thức dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 7 củng cố và ôn luyện lại những kiến thức về văn bản đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt đã học trong Học kì 2. Với những kiến thức về các đặc điểm một số thể loại như truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, văn nghị luận và văn bản thông tin. Đồng thời biết cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, thành ngữ, cước chú và nhiều kiến thức khác trong suốt học kì vừa qua. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

- Văn bản truyện ngụ ngôn

- Một số câu tục ngữ Việt Nam

- Con hổ có nghĩa - Vũ Trinh

- Cuộc chạm trán trên đại dương - Giuyn Véc-nơ

- Đường vào trung tâm vũ trụ - Hà Thủy Nguyên

- Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn

- Bản đồ dẫn đường - Đa-ni-en Gốt-li-ép

- Hãy cầm lấy và đọc - Huỳnh Như Phương

- Nói với con - Y Phương

- Thủy tiên tháng Một - Thô-mát L. Phrit-man

- Lễ rửa làng của người Lô Lô - Phạm Thùy Dung

- Bản tin về hoa anh đào - Nguyễn Vĩnh Nguyên

- Chinh phục những cuốn sách mới

1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

- Thành ngữ

- Biện pháp tu từ nói quá

- Mạch lạc và liên kết trong văn bản

- Dấu chấm lửng

- Biện pháp liên kết văn bản

- Thuật ngữ

- Cước chú và trích dẫn tài liệu tham khảo

- Cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

2. Soạn bài Ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Em đã được học về những loại, thể loại văn bản nào trong học kì II? Hãy trả lời câu hỏi này bằng một bảng tổng hợp hay sơ đồ phù hợp.

Trả lời:

Em đã được học về những loại, thể loại văn bản nào trong học kì II:

- Truyện ngụ ngôn

- Thành ngữ, tục ngữ

- Truyện khoa học viễn tưởng

- Văn bản nghị luận

- Văn bản thông tin

Câu 2: Với Ngữ văn 7, tập 2, em đã được tìm hiểu sâu về một số thể loại văn bản mới chưa học trước đó. Nêu tên và đặc điểm nổi bật của các thể loại này kèm danh mục văn bản cụ thể vào bảng sau (bảng được kẻ vào vở)

STT

Tên loại, thể loại văn bản

Đặc điểm nội dung

Đặc điểm hình thức

Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

STT

Tên loại, thể loại văn bản

Đặc điểm nội dung

Đặc điểm hình thức

Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học

1

Truyện ngụ ngôn

- Phê phán những thói hư tật xấu của con người

- Đả kích giai cấp thống trị

- Nêu những bài học triết lí ứng xử, kinh nghiệm sống sâu sắc

- Hình thức tự sự cỡ nhỏ

- Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió

 

Đẽo cày giữa đường

Ếch ngồi đáy giếng

- Con mối và con kiến

2

Tục ngữ

- Phản ánh kinh nghiệm sản xuất của người dân

- Phản ánh hiện tượng lịch sử, xã hội

- Trở thành triết lí dân gian

 Sáng tác ngôn từ dân gian

- Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu.

 

Một số câu tục ngữ Việt Nam

3

Truyện khoa học viễn tưởng

- Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phám đáy đại dương, du hành vũ trụ,...

- Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

- Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.

- Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại và những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định.

- Nhân vật: trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.

- Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai; không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển...

- Thường có tính chất li kì.

- Sử dụng cách viết lô-gíc nhằm triển khai những ý tưởng mới về viễn cảnh hay công nghệ tương lai

 

Cuộc chạm trán trên đại dương

-Đường vào trung tâm vũ trụ

- Dấu ấn Hồ Khanh

Câu 3: Trong học kì II, những kiến thức tiếng Việt nào được ôn lại và những kiến thức tiếng Việt nào lần đầu được học? Hãy điền thông tin phù hợp vào bảng được lập theo mẫu gợi ý sau:

STT

Bài học

Kiến thức được củng cố

Kiến thức mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

STT

Bài học

Kiến thức được củng cố

Kiến thức mới

1

Bìa 6: Bài học cuộc sống

 

- Thành ngữ

- Nói quá

2

Bài 7: Thế giới viễn tưởng

Dấu ngoặc kép

- Mạch lạc và liên kết của văn bản

- Dấu chấm lửng

3

Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành

 

- Biện pháp liên kết

- Thuật ngữ

4

Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên

 

- Cước chú

- Tài liệu tham khảo

Câu 4: Nêu những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập 2. Kiểu bài nào được xem là mới và yêu cầu cụ thể của những kiểu bài đó là gì? Hãy lập một sơ đồ phù hợp để thể hiện lời giải đáp của em.

Trả lời:

- Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai:

+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành).

+ Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.

+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).

+ Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Tất cả các kiểu bài đều vừa cũ, vừa mới. So với lớp 6, em đã được học về kiểu bài kể lại sự việc, thuyết minh, nghị luận, tuy nhiên đối tượng của các bài đó khác với đối tượng của các kiểu bài trên.

Câu 5: Lập bảng nhắc lại những đề tài viết (theo từng kiểu bài) mà em đã chọn thực hiện và nêu dự kiến về những đề tài khác có thể viết thêm. Gợi ý mẫu bảng:

STT

Kiểu bài viết

Đề tài đã chọn viết

Đề tài khác có thể viết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

STT

Kiểu bài viết

Đề tài đã chọn viết

Đề tài khác có thể viết

1

Văn nghị luận

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (Trình bày ý kiến tán thành)

Nghị luận về một vấn đề của đời sống (Trình bày ý kiến không tán thành)

2

Văn thuyết minh

Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Kể lại sự việc có thật liên quan đến một dấu ấn lịch sử

3

Văn nghị luận

Phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã học.

Phân tích một chi tiết văn học yêu thích trong cuốn sách đã học.

Câu 6: Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với những nội dung gì? Nội dung nào trong đó khiến em cảm thấy hứng thú nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với nội dung:

+ Kể lại một truyện ngụ ngôn

+ Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người

+ Trình bày ý kién về một vấn đề đời sống

+ Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động

+ Ngày hội sách

- Nội dung nào trong đó khiến em cảm thấy hứng thú nhất: Ngày hội sách. Vì em được chia sẻ về cuốn mình tự đọc và mình yêu thích.

Các em có thể tham khảo bài giảng để củng cố hơn nội dung bài học

3. Hướng dẫn luyện tập

3.1. Phiếu học tập số 1

1. ĐỌC

a. Đọc đoạn trích Lời giải thích của nhà khoa học

b. Chọn phương án đúng vào vở

Câu 1: Đoạn trích lấy từ văn bản thuộc loại hay thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Truyện khoa học viễn tưởng

C. Truyện đồng thoại

D. Văn bản thông tin

Trả lời:

Đáp án đúng là: B.

Truyện khoa học viễn tưởng.

Câu 2: Lời của nhà khoa học trong đoạn trích thể hiện khát vọng gì?

A. Khám phá đại dương và khai thác những nguồn lợi to lớn từ đại dương

B. Sửa chữa lại cấu trúc cơ thể của con người, giúp con người hoàn thiện hơn

C. Cải tạo thể chất con người, giúp con người chinh phục thế giới ngầm của đại dương

D. Chiến thắng nước – một lực lượng hùng mạnh của thiên nhiên

Trả lời:

Đáp án đúng là: D.

Chiến thắng nước – một lực lượng hùng mạnh của thiên nhiên.

c. Thực hiện bài tập

Câu 1: Theo đoạn trích, nhận thức khoa học nào đã được dùng làm cơ sở để giáo sư Xan-va-tô theo đuổi những dự án lớn lao của mình?

Trả lời:

Theo đoạn trích, nhận thức khoa học đã được dùng làm cơ sở để giáo sư Xan-va-tô theo đuổi những dự án lớn lao của mình là: Qua lịch sử phát triển động vật, tất cả những muông thú sống trên cạn đều thoát thai từ những loài sống dưới nước.

Câu 2: Tìm trong đoạn trích những dấu hiệu hoặc căn cứ cho phép ta xác định được loại hay thể loại của văn bản chứa đựng chính đoạn trích này

Trả lời:

Những dấu hiệu hoặc căn cứ trong đoạn trích cho phép ta xác định được loại hay thể loại của văn bản chứa đựng chính đoạn trích này: Nhà khoa học đang làm phẫu thuật cho con cá heo Lét-đinh thành người cá. Hiện tại khoa học chưa phát triển đến mức này. Như vậy văn bản dựa vào khoa học để nói về câu chuyện tưởng tượng ở tương lai. Vì vậy nó thuộc truyện khoa học viễn tưởng.

Câu 3: Trong đoạn trích có câu: “Là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá, Ích-chi-an không thể không cảm thấy cô đơn”

- Hãy viết lại câu văn trên theo một cấu trúc khác, không làm thay đổi nội dung thông báo chính trong câu

- Chỉ ra điểm khác biệt về nghĩa giữa câu em vừa viết với câu văn gốc

Trả lời:

- Viết lại câu văn trên theo một cấu trúc khác, không làm thay đổi nội dung thông báo chính trong câu: “Ích-chi-an không thể không cảm thấy cô đơn khi mình là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá."

- Điểm khác biệt về nghĩa giữa câu em viết với câu văn gốc:

+ Câu văn gốc: Là một câu chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả, trong đó việc là người cá là nguyên nhân và "không thể không cảm thấy cô đơn là kết quả", nguyên nhân được nêu trước, kết quả nêu sau.

+ Câu văn em viết: Là một câu có kết quả đứng trước, nguyên nhân đứng sau. Nguyên nhân làm vai trò trạng ngữ trong câu.

Câu 4: Nêu nhận xét về tính thuyết phục của lời giải thích được giáo sư Xan-va-tô đưa ra.

Trả lời:

Lời giải thích được giáo sư Xan-va-tô đưa ra hoàn toàn thuyết phục. Bởi cá sự khác biệt hoàn toàn sẽ khiến không ai có thể hiểu và đồng cảm được với Ích-chi-an cũng như Ích-chi-an sẽ cảm thấy lạc lõng, cô đơn.

2. VIẾT

Đề bài: Từ những gợi ý của nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề: Đại dương vẫy gọi.

Trả lời:

Chúng ta không ngần ngại để nói rằng khát vọng chinh phục tự nhiên của con người đã đạt được nhiều thành tựu. Con người đang làm chủ Trái Đất, thậm chí đang thăm dò các hành tinh khác. Tuy nhiên, dù nói là làm chủ Trái Đất thì con người vẫn còn những phần chưa thể chinh phục. Đó chính là nước. Các đại dương mênh mông chưa được con người khám phá hết. Con người cũng chỉ có thể sống được trên cạn mà chưa sống được dưới nước. Dưới đại dương có những gì? Con người có thể sinh sống dưới đại dương hay không? Đại dương vẫn đang vẫy gọi con người khám phá.

3. NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi: Phác thảo những ý chính cho bài nói về đề tài: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

Trả lời:

- Biển là nơi cung cấp tài nguyên phong phú: dầu khí, điện năng, thủy hải sản,...

- Biển chính là một nguồn khai thác đầy tiềm năng bên cạnh đất đai, núi rừng.

- Thực trạng ô nhiễm môi trường biển.

- Hệ quả của ô nhiễm môi trường biển dẫn đến làm thay đổi hệ sinh thái và phá hủy tài nguyên.

- Sự tuần hoàn của cuộc sống: con người làm ảnh hưởng môi trường biển cũng chính là đang làm ảnh hưởng đến bản thân mình.

- Giải pháp để khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

3.2. Phiếu học tập số 2

1. ĐỌC

a. Đọc văn bản Tự chịu trách nhiệm

b. Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1: Văn bản trên thuộc loại văn bản gì?

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản văn học

Trả lời:

Chọn B

Câu 2: Theo tác giả, mỗi người cần “tự chịu trách nhiệm” về những sai lầm của bản thân để đạt được mục đích chính gì?

A. Từng bước hoàn thiện bản thân

B. Biết khoan dung với người khác

C. Đạt được thành công về sau

D. Thiết lập những quan hệ tốt

Trả lời:

Chọn A

c. Thực hiện bài tập

Câu 1: Vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện mối quan hệ giữa vấn đề đặt ra và các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được tác giả trình bày trong văn bản.

Trả lời:

(1) Khi thất bại: → Người thành công tìm lý do ở mình → Thay đổi các sai lầm → Mạnh mẽ, không ngừng phát triển bản thân → Thành công.

(2) Khi thất bại: → Người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh → Không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân à không thay đổi được kết quả → không thể phát triển bản thân trở lên tốt hơn.

Câu 2: Phân tích cách triển khai, củng cố lí lẽ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn 3 của văn bản.

Trả lời:

- Ở đoạn 1, tác giả nói về sự khác biệt khi đối mặt với thất bại của người thành công và người thất bại. Theo đó, người thành công thì đi tìm cái sai, cái lỗi của bản thân còn người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh để biện minh. Tác giả đồng quan điểm với người thành công bởi lí lẽ được tác giả đưa ra là dù thành công hay thất bại thì chính mình là người đã quyết định, hành xử  trong mọi tình huống do đó mình phải biết chịu trách nhiệm về những hành động đó. Tự chịu trách nhiệm, tự nhìn lại bản thân sau những sai lầm, thất bại mới có cơ hội sửa mình và cũng có thể khoan dung với người khác để mối quan hệ tốt đẹp hơn.

- Ở đoạn 2, tác giả cho rằng tự chịu trách nhiệm là việc ý thức được hệ quả ngày hôm nay là do những lựa chọn và hành động của bản thân trong quá khứ. Người có tinh thần cầu tiến luôn biết tự chịu trách nhiệm với mọi hành động và kết quả mà mình nhận được. Tác giả dẫn chứng câu nói của cổ nhân “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” và câu nói nổi tiếng của Không Tử: “Người khôn ngoan tự hỏi nguyên do lỗi lầm ở bản thân, kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở kẻ khác” để làm minh chứng cho lí lẽ của mình.

- Ở đoạn 3, tác giả cho rằng khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân, thì trách nhiệm cá nhân nhân được trút sạch lên bất kỳ ai hay sự việc nào liên quan. Tác giả cũng cho rằng không dám nhìn nhận bản thân là một sự sai lầm khi mà sự thật dù có tệ hại như thế nào thì nó vẫn tồn tại và không có lời biện minh hùng hồn nào có thể thay đổi nó. Do đó, tác giả cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình, hành động của chính mình để kiểm điểm bản thân mình trước thay vì biện minh hay trách cứ người khác. Có như vậy bản thân mình mới tiến bộ không ngừng.

Câu 3: Nêu suy nghĩ của em về nhận định sau đây của tác giả: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn"

Trả lời:

“Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn". Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.

Câu 4: Đọc các thành ngữ, tục ngữ sau:

- Cắn răng chịu đựng;

- Dám làm dám chịu;

- Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương;

- Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người.

Cho biết thành ngữ, tục ngữ nào có nội dung liên quan một phần tới thông điệp được nêu trong văn bản. Vì sao em xác định như vậy?

Trả lời:

Các câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến thông điệp của văn bản:

- Dám làm dám chịu

- Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương

- Chân mình thì lầm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người.

Nó liên quan đến văn bản vì: ở câu Dám làm dám chịu nói đến việc khi đã làm việc gì đó, dù hệ quả có thế nào đi chăng nữa thì cũng dám gánh vác trách nhiệm đối với việc mình làm; ở câu Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương cũng nói đến việc tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm và không oán thán, trách cứ ai; Ở câu Chân mình thì lầm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người cho thấy điển hình của một người không dám chịu trách nhiệm với những hành vi, việc làm của mình, chỉ chăm chăm đi kiếm tìm, chỉ trích lỗi lầm của người khác do đó sẽ bị người khác khinh bỉ, làm cho mối quan hệ trở nên xấu đi.

Câu 5: Cầu tiến, vị thế, viện dẫn là ba trong nhiều từ được dùng trong văn bản có các yếu tổ Hán Việt thông dụng. Nêu cách hiểu của em về nghĩa của những yếu tố Hán Việt tạo nên các từ đó và giải thích nghĩa của từng từ.

Trả lời:

Nghĩa của các từ có yếu tố Hán Việt:

- Cầu tiến

+ Cầu: Cầu xin, mong cầu, sở cầu… à Nguyện vọng của một con người

+ Tiến: Tiến bộ, tiến triển, tiến lên, bước tiến… à chỉ sự phát triển, tăng tiến.

Như vậy: Cầu tiến có nghĩa là cầu mong sự tiến bộ.

- Vị thế:

+ Vị: Vị trí, địa vị, danh vị, chức vị à Vị trí trong xã hội hoặc địa điểm cụ thể

+ Thế: Địa thế, trận thế, trần thế à hoàn cảnh hay vị trí tạo thành điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho con người.

Như vậy: Vị thế có nghĩa là địa vị, vị trí đang đứng của một người nào đó.

- Viện dẫn:

+ Viện: Viện cớ, viện sức, viện trợ à nhờ đến sự giúp sức

+ Dẫn: Dẫn chứng, dẫn giải, chỉ dẫn, dẫn đường à nhờ sự “dẫn” mà đi đến một nơi khác, kết quả khác.

2. VIẾT

Đề bài: 

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra.

Trả lời:

Richard L Evans đã từng nói “Sự trưởng thành bắt đầu vào ngày chúng ta chấp nhận trách nhiệm đối với hành động của bản thân mình”. Thật vậy, người có trách nhiệm là người dám nhận và sửa chữa những sai lầm, thất bại do chính mình gây ra, có trách nhiệm với những gì mình làm…khi đó ta đã tưởng thành. Em cảm thấy rất khâm phục, vì không phải ai cũng có đủ can đảm để đứng lên nhận lỗi của mình. Chỉ khi đối diện với thất bại, trải qua những lần vấp ngã chúng ta mới nhận lại được giá trị tương xứng, những bài học để đưa ta bước trên con đường thành công. Chúng ta nên có trách nhiệm với bản thân, với những việc mình làm thì khi đó chúng ta mới trở nên tốt đẹp hơn!

3. NÓI VÀ NGHE

Lập đề cương cho bài nói về vấn đề: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình.

Trả lời:

Lập đề cương cho bài nói về vấn đề: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình.

- Mở bài: Giới thiệu về bước đường tương lai của mình và điều em muốn chuẩn bị.

- Thân bài:

+ Nêu điều em muốn chuẩn bị.

+ Nêu lý do em lại chuẩn bị những điều đó.

+ Trả lời câu hỏi: Em chuẩn bị như thế nào? Có ai giúp sức không?

+ Điều em mong chờ, hy vọng ở tương lai.

- Kết bài:

+ Trả lời câu hỏi: Em hy vọng ở bước đường tương lai như thế nào?

+ Thể hiện sự quyết tâm chuẩn bị và kêu gọi các bạn cùng chuẩn bị cho tương lai.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF