OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Y Phương - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Banner-Video

Dưới đây là phần hướng dẫn soạn các câu hỏi bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về nội dung bài học và soạn bài dễ dàng. Đồng thời, bài giảng Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - CTST sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Tác giả bày tỏ tình cảm trân trọng, yêu mến với hạt dẻ Trùng Khánh. Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một, không ở đâu bằng. Hạt dẻ Trùng Khánh ngọt thơm bởi bàn tay người trồng, chăm bón – những con người sống hồn nhiên, chân chất, không tính toán, bon chen.

1.2. Nghệ thuật

- Tản văn giàu cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về hạt dẻ Trùng Khánh

- Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình

2. Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Y Phương Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất. 

Trả lời:

Hà Nội là địa điểm nổi tiếng với ẩm thực hấp dẫn, không chỉ đối với du khách nước ngoài mà còn lôi cuốn người Việt Nam. Nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội. 

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Em hình dung thế nào về cảnh được tả trong đoạn văn này?

Trả lời:

Em hình dung được khung cảnh mùa thu cùng những đàn gà đang đi mổ hạt dẻ. Tư thế đứng của chúng là một chân làm trụ còn một chân khều hạt. Mỏ của chúng mổ liên tiếp vào thân hạt nhưng một phát trúng, mười một phát trượt vì hạt dẻ dày và cứng. 

Câu 2: Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Trả lời:

Con người và tự nhiên có mối quan hệ gần gũi, thân thiết. Con người sống chan hòa cùng thiên nhiên, mang những đặc tính tốt đẹp của thiên nhiên. 

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương. 

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương. 

- Nhiều người nói với tôi, đã đi khắp trên đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh. Cái đó thì…vưỡn. 

- Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhỉ. 

- Thật tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn. - Rừng dẻ khe khẽ hát như rang… Ta ngồi đây để có được phút lặng yên. 

Câu 2: Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được điều gì về cái tôi của tác giả Y Phương?

Trả lời:

Đọc văn bản, em cảm nhận được cái tôi của tác giả Y Phương nhẹ nhàng, tinh tế mà vô cùng sâu sắc. Những cảm nhận của tác giả rất chính xác, giàu cảm xúc. 

Câu 3: Chủ đề của văn bản trên là gì? Dựa vào đâu mà em xác định như vậy?

Trả lời:

Chủ để của văn bản trên là quà tặng thiên nhiên, dựa vào nội dung của văn bản viết về hạt dẻ một món ăn đặc trưng vô cùng đặc biệt của Trùng Khánh. 

Câu 4: Hãy chỉ ra một số đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản trên. 

Trả lời:

Các đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản là: 

- Mang tính trữ tình cao vì những bài tản văn đều là những cảm nhận của tác giả, mượn lời nói ngôn từ để giãi bàu tâm tư, tình cảm, cảm xúc nên bao giờ tản văn cũng giàu chất trữ tình, cái tôi của tác giả. 

- Mang hướng phóng túng, tự do bởi tản văn luôn lấy cảm nhận, giãi bày của tác giả làm trung tâm. 

- Mang ngôn ngữ bóng bẩy, súc tích. Ngôn ngữ ở đây luôn được chú trọng, trong sáng, tươi mới và tự nhiên. Không cần quá chú trọng tình tiết, đời sống nhân vật hay tình cảm phải dạt dào, mãnh liệt như thơ mà nó là những gì tác giả thấy, nghe, cảm nhận nên cảm xúc, ngôn từ ở đây tươi tắn, trong sáng, tự nhiên. 

Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em khi đọc văn bản trên. 

Trả lời:

Văn bản mang nhiều cảm xúc của tác giả về một món ăn đặc sản của Trùng Khánh, một món ăn đặc trưng mang theo những kỉ niệm cùng cảm xúc của tác giả. Sau khi đọc xong văn bản, em không những có thêm kiến thức về món ăn nổi tiếng này mà còn trân trọng tình cảm của tác giả với những tạo vật thiên nhiên ban tặng. 

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Giới thiệu một đặc sản gắn liền với địa danh nổi tiếng mà em biết.

Trả lời:

Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Và bánh đa cua là một đặc sản trong nét ẩm thực của Hải Phòng.

Nguyên liệu chính của món bánh đa là: bánh đa sợi và cua đồng. Ở Hải Phòng có rất nhiều nơi làm bánh đa sợi. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân và chợ Hỗ, huyện An Dương. Bánh đa được làm bằng thứ gạo ngon, xay thành bột mịn và tráng cho mỏng đều, phơi vừa khô thì cắt ra thành sợi. Còn đối với cua thì phải là cua đồng, cua phải béo thì mới ngon. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên liệu, gia vị dùng để nấu nước riêu cua: xương ống lợn, tôm nõn, me, bột nêm, muối, dầu ăn, mắm tôm, tỏi khô, hành khô, cà chua, hành phi. Cùng với đó là một số loại rau ăn kèm được cho vào bát bánh đa (rau rút, rau cần, rau muống).

Một bát bánh đa cua ngon, kỳ công nhất là ở nước dùng. Sau khi rửa cua sạch, thì bắt đầu chế biến: tách mai ra, lấy phần thân cua và gạch cua. Sau đó đem thân cua thì giã cho mịn, cho nước vào khuấy đều để thịt cua tan ra, lọc lấy nước cua cho vào nồi. Sau khi nêm nếm gia vị cho vừa phải thì cho nước phần nước cua vào. Khi nấu canh cua, cần phải để nhỏ lửa.

Bánh đa sau khi cho vào bát. Sau đó đầu bếp sẽ bắt đầu sắp xếp các món ăn kèm lên trên. Bánh đa cua còn được ăn kèm với rất nhiều món phụ khác. Nếu là một bát bánh đa cua thập cẩm sẽ có tôm (loại tôm sông, tôm bể nhỏ), thịt lợn xào mộc nhĩ, chả lá lốt, hoặc mấy cái chả cá nhỏ như đồng xu và mấy miếng chả thịt lợn. Tùy theo sở thích của từng vị khách mà bát bánh đa sẽ có từng ấy món ăn kèm. Cuối cùng là chan phần nước dùng được chế biến trước đó vào tô. Vậy là đã có một bát bánh đa cua vô cùng hấp dẫn.

Món bánh đa cua phải ăn kèm với rau sống. Gồm có rau muống lá liễu, hoặc rau cần chần tái, hành tươi và rau rút (rau nhút). Cùng với đó là các gia vị như: ớt tươi, hạt tiêu, dấm tỏi, tương ớt, chanh hoặc quất… Tất cả tùy thuộc vào khẩu vị của người ăn mà tự nêm nếm sao cho phù hợp nhất.

Một bát bánh đa cua nóng hổi, màu sắc đẹp mắt sẽ khiến thực khách không thể nào từ chối. Đối với người dân Hải Phòng, món ăn này đã trở thành đặc sản mà ai đi xa khi trở về cũng đều muốn được thưởng thức.

4. Hỏi đáp về bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Y Phương Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài EMùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Y Phương Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Y Phương cung cấp cho người đọc nhiều thông tin bổ ích về đặc điểm của rừng hạt dẻ Trùng Khánh và món đặc sản thơm ngon nơi đây. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------------(Đang cập nhật)-------------------------

OFF