OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ - Minh Nguyên - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Banner-Video

Xin gửi đến các em học sinh nội dung bài soạn Ghe xuồng Nam Bộ thuộc sách Cánh Diều đã được HOC247 biên soạn kĩ càng giúp các em phân tích nội dung văn bản thông qua hệ thống câu hỏi Sách giáo khoa. Đồng thời, bài giảng Ghe xuồng Nam Bộ - CD sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức về đặc điểm và ý nghĩa từng loại ghe, xuồng vùng Nam Bộ. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Văn bản đề cập đến những giá trị và kinh tế và văn hóa của ghe xuồng với người dân Nam Bộ, ghe xuồng không còn chỉ là một phương tiện di chuyển, vận tải mà nó trở thành một nét văn hóa nơi đây.

1.2. Nghệ thuật

- Nội dung được trình bày logic, cô đọng, dễ hiểu, cung cấp đầy đủ thông tin

- Ngôn ngữ phổ thông, trong sáng

2. Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ - Minh Nguyên Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: 

- Khi đọc văn bản thông tin, các em cần chú ý: 

+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

+ Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

+ Đối tượng nào được giới thiệu trong văn bản?

+ Người viết chia đối tượng thành mấy loại? Trong mỗi loại lớn có những loại nhỏ nào?

+ Qua văn bản, em hiểu thêm những gì về đối tượng được giới thiệu?

- Đọc trước văn bản Ghe xuồng Nam Bộ; tìm hiểu thêm về các phương tiện này

- Em biết những phương tiện đi lại nào mang tính đặc trưng của người dân ở mỗi vùng miền trên đất nước ta? Trong số đó, em thích phương tiện nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Văn bản triển khai thông tin theo cách phân loại đối tượng.

- Bố cục của văn bản: gồm 4 phần

+ Phần 1: giới thiệu đưa thông tin về ghe xuồng Nam Bộ

+ Phần 2: Phân loại xuồng

+ Phần 3: Phân loại ghe

+ Phần 4: Vai trò của ghe xuồng ở Nam Bộ

- Đối tượng được giới thiệu trong văn bản: ghe xuồng Nam Bộ.

- Người viết chia đối tượng làm 2 loại là ghe và xuồng. Trong xuồng thì có: xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng độc mộc, xuồng máy. Ghe thì có ghe bầu, ghe lồng, ghe chai, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, …

- Qua văn bản, em thấy đối tượng được giới thiệu rất đa dạng.

- Em biết những phương tiện đi lại mang tính đặc trưng của người dân ở mỗi vùng miền trên đất nước ta: người Nam Bộ dung ghe xuồng, người miền Bắc thì đi lại bằng xe ô tô, xe máy,… Em thích đi lại bằng xe bus tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Phần 1 cho thấy bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?

Trả lời:

Phần 1 cho thấy bài viết sẽ triển khai ý tưởng và thông tin theo cách thuyết minh.

Câu 2: Trong phần 2 có mấy đối tượng được nhắc đến?

Trả lời:

Trong phần 2 có 6 đối tượng được nhắc đến là xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuống máy.

Câu 3: Chú ý các cước chú (i) và (ii) của văn bản.

Trả lời:

- Từ “tam bản” xuất xứ từ tiếng Hoa “xam bản”, ghe chai: loại ghe có sức tải lớn.

Câu 4: Phần 3 giới thiệu về loại phương tiện gì? Chú ý các loại nhỏ trong đó. 

Trả lời:

Phần 3 giới thiệu về các loại ghe gồm có ghe bầu, ghe lồng, ghe chai, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu, ghe cửa, ghe lưới,…

Câu 5: Ở đoạn này, người viết có triển khai thông tin theo cách phân loại không?

Trả lời:

Ở đoạn này, người viết có triển khai thông tin theo cách phân loại.

Câu 6: Nội dung chính của phần 4 là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của phần 4 là vai trò của ghe xuồng ở Nam Bộ.

Câu 7: Các tài liệu tham khảo được tác giả xếp theo thứ tự nào?

Trả lời:

Các tài liệu tham khảo được tác giả xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Xác định bố cục của văn bản Ghe xuồng Nam Bộ. Nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản. 

Trả lời:

Bố cục của văn bản: gồm 4 phần

+ Phần 1: giới thiệu đưa thông tin về ghe xuồng Nam Bộ

+ Phần 2: Phân loại xuồng

+ Phần 3: Phân loại ghe

+ Phần 4: Vai trò của ghe xuồng ở Nam Bộ

Câu 2: Mục đích của văn bản là gì? Các nội dung trình bày trong văn bản đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Trả lời:

Mục đích của văn bản nhằm giới thiệu về ghe xuồng Nam Bộ và công dụng của nó đối với người Nam Bộ.

- Các nội dung trình bày trong văn bản Ghe xuồng Nam Bộ đã làm sáng tỏ mục đích ấy bằng cách:

+ Miểu tả về các loại ghe xuồng được sử dụng.

+ Giới thiệu công dụng của các loại ghe, xuồng.

+ Khẳng định giá trị của ghe, xuồng.

Câu 3: Người viết đã chọn cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai ấy.

Trả lời:

- Người viết đã chọn cách thuyết minh, giới thiệu để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản.

- Những biểu hiện cụ thể và hiệu quả:

+ Giới thiệu cho người đọc hình dung được hình dáng, cách chế tạo các loại ghe, xuồng.

+ Thuyết minh về công dụng và hiệu quả của từng loại ghe, xuồng.

Từ đó, người đọc có thể hiểu rõ về đối tượng thuyết minh.

Câu 4: Các cước chú (“tam bản”, “chài”) và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích gì? Em thấy có cần cước chú thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản không?

Trả lời:

- Các cước chú (“tam bản”, “chài”) trong văn bản có mục đích giải thích cho từ ngữ trong văn bản có thể chưa rõ cho người đọc.

- Tài liệu tham khảo có mục đích khẳng định các nội dung trong văn bản được tác giả nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ, đồng thời giúp độc giả có thể tìm đọc các tài liệu đó để mở rộng thêm kiến thức.

- Không cần cước chú thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản vì các từ ngữ trong văn bản đều là từ phổ thông.

Câu 5: Qua văn bản, em có nhận xét gì về ghe xuồng, nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung?

Trả lời:

Nhận xét về ghe xuồng, nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung:

- Các phương tiện được người Nam Bộ sáng tạo để sử dụng phù hợp với địa hình cảu vùng Nam Bộ.

- Các công dụng mang giá trị văn hóa đặc sắc của vùng Nam Bộ.

Câu 6: Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để nêu một số nét thay đổi về phương tiện vận chuyển, đi lại hiện nay của vùng sông nước Nam Bộ.

Trả lời:

Một số nét thay đổi về phương tiện vận chuyển, đi lại hiện nay của vùng sông nước Nam Bộ:

- Các phương tiện đã được cải tiến nhiều hơn để giảm sức của người lao động.

- Các phương tiện được sử dụng đa dạng hơn: canô, tàu,…

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Giới thiệu nét đẹp văn hóa ghe xuồng miền Tây.

Trả lời:

Nếu du khách đã từng đến miền Tây thì sẽ thấy được ở đây, người ta đi ghe, xuồng nhiều hơn là đi ô tô, xe máy. Nhiều du khách trước khi đi du lịch miền Tây đều tưởng tượng ghe và xuồng đều là một loại thuyền di chuyển trên sông. Tuy nhiên, sau khi nghe qua lời kể của những người dân miền Tây thì du khách mới biết đây là hai phương tiện khác nhau như xe đạp và xe máy trên đường bộ. Ngoài ra, theo sự phát triển của công nghệ máy móc chế tạo phương tiện di chuyển trên sông mà ghe xuồng miền Tây cũng có thêm nhiều loại mới, hiện đại hơn. 

Trước kia, những chiếc ghe, chiếc xuồng đều cần phải có sức người chèo chống, luồn lách thì mới có thể di chuyển qua những con kênh, rạch lớn thì nay, nhờ có máy móc mà ghe xuồng di chuyển nhanh hơn, lại có thể chở được nhiều người. Nhưng những chiếc ghe, xuồng máy lớn, hiện đại lại không thể di chuyển qua những con kênh, rạch nhỏ chỉ sâu hơn 1m nên người dân ở đây vẫn dùng ghe, xuồng cổ điển di chuyển qua nơi đây. Ở miền Tây, ghe xuồng được người dân nơi đây phân biệt như sau:

Ghe là phương tiện di chuyển trên sông có boong ghe chiếm hơn nửa chiều dài của thân ghe. Phần boong ghe này dùng làm nơi để người trên ghe ngồi nghỉ ngơi. Trong khi đó, nửa ghe phía trước khá rộng nên được dùng để chứa hàng hóa. Cấu tạo của 1 chiếc ghe còn có thêm bánh lái nằm dưới lườn sau đầu lái và cần điều khiển. Nhưng đặc điểm mà nhiều du khách chọn để phân biệt ghe và xuồng chính là trước mũi ghe nào cũng có vẽ hình một đôi mắt, để trừ ác thú, yêu ma. Những loại ghe thường thấy ở miền Tây là: ghe tam bản, ghe bầu hay ghe chài.

Xuồng có thiết kế nhỏ gọn hơn ghe. Xuồng thường có chiều dài khoảng 4m, rộng từ 1 – 1,5m và chở được khoảng 4 – 6 người. Các loại xuồng được đặt theo cấu tạo, như xuồng 3 lá thì được ghép lại từ 3 mảnh ván, 1 mảnh ván ở giữa, 2 mảnh ván ở 2 bên hông, xuồng 5 lá được ghép từ 5 mảnh ván (cải tiến hơn xuồng 3 lá) nên mức độ rung lắc khi di chuyển được hạn chế đến mức tối đa. Hiện nay, người dân miền Tây còn sử dụng một loại xuồng máy có gắn động cơ để di chuyển nhanh hơn.

Trong chuyến đi du lịch miền Tây, du khách muốn đến những địa điểm du lịch nằm sâu bên trong các con kênh, rạch nhỏ thường phải đi xuồng 3 lá hoặc xuồng máy. Trong 2 phương tiện trên thì xuồng 3 lá được du khách lựa chọn nhiều hơn vì đây là phương tiện di chuyển đậm chất dân dã, có thể luồn lách qua những con rạch nhỏ để đưa du khách đến khám phá những vùng đất bí ẩn nhất ở miền Tây.

4. Hỏi đáp về bài Ghe xuồng Nam Bộ - Minh Nguyên Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Ghe xuồng Nam Bộ - Minh Nguyên Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ - Minh Nguyên cung cấp tri thức cho người đọc về các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ, chúng không chỉ là phương tiện vận chuyển mà còn mang dấu ấn văn hóa trong đời sống tinh thần con người nơi đây. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------------(Đang cập nhật)--------------------------------

OFF