OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 6 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Trong kho tàng văn học dân gian nước ta có rất nhiều thể loại mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Ở Bài 6: Bài học cuộc sống các em đã được tìm hiểu về đặc điểm của thể loại truyện ngụ ngôn, thành ngữ, tục ngữ, phân tích ý nghĩa và rút ra bài học từ các văn bản cụ thể. Đồng thời biết cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành về một vấn đề trong đời sống. Bài soạn Củng cố, mở rộng Bài 6 dưới đây sẽ giúp các em hệ thống lại phần kiến thức trong toàn bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại thể loại truyện ngụ ngôn

- Truyện ngụ ngôn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lỗi diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.

- Một số đặc điểm của truyện ngụ ngôn

+ Truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn, được viết bằng văn xuôi hoặc thơ.

+ Nhân vật ngụ ngôn có thể là con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hóa.

+ Truyện ngụ ngôn thường nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có thể pha yếu tố hài hước.

1.2. Ôn tập cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

1.2.1. Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

- Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận.

- Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận

- Đưa ra những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành đó là có căn cứ.

1.2.2. Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

* Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Để lựa chọn đề tài cho bài viết, em có thể lựa chọn các vấn đề sau và hình dung từ các vấn đề đó, nảy sinh những ý kiến đúng đắn, cần thể hiện sự tán thành:

- Sự hỗ trợ của người khác và nỗ lực của bản thân, yếu tố nào quan trọng hơn đối với sự thành công của mỗi người?

-Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?

- Ham mê chơi điện tử, nên hay không nên?

b. Tìm ý

Sau khi xác định được vấn đề, cần tiến hành tìm ý bằng cách trả lời một số câu hỏi sau:

- Vấn đề gì được nêu ra để bàn luận?

- Vấn đề gợi ra những cách hiểu nào?

- Ý kiến nào đáng quan tâm nhất?

- Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?

- Những lí lẽ, bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó

- Thân bài:

+ Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận

+ Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:

   Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

   Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

   Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

   ….

- Kết bài: khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

* Viết bài

a. Mở bài

- Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Mở bài cần ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

b. Thân bài

- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề.

- Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến.

- Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành ý kiến có sức thuyết phục. Mỗi ý cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ.

c. Kết bài

Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đó đối với cuộc sống. Phần kết bài nên viết trọn vẹn ý của đoạn văn.

* Chỉnh sửa bài viết

Đọc và rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành).

2. Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 6 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp:

Phương diện so sánh

Truyện ngụ ngôn

Tục ngữ

  Loại sáng tác

 

 

  Nội dung

 

 

  Dung lượng văn bản

 

 

Trả lời:

Phương diện so sánh

Truyện ngụ ngôn

Tục ngữ

Loại sáng tác

Thuộc nhóm truyện dân gian

Thuộc sản phẩm đúc kết từ  nhận thức của nhân dân.

Nội dung

Mượn các hình ảnh, lời nói, hành động…của loài vật để ẩn ý chỉ con người. Có mục đích giáo dục, răn đe, khuyên răn, hướng con người tới những điều tốt đẹp.

Phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

 

Dung lượng văn bản

Kết cấu ngắn, mang hàm ý sâu sắc

Kết cấu ngắn

Câu 2: Sưu tầm và ghi lại những câu tục ngữ em đã nghe hoặc đọc vào vở hoặc 1 cuốn sổ nhỏ (nên chia các câu tục ngữ đó theo nhóm chủ đề)

Trả lời:

Một số câu tục ngữ mà em đã được nghe là:

- Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.

- Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt.

- Ăn có mời, làm có khiến.

- Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

- Bán anh em xa, mua láng giềng gần

Câu 3: Hai năm học nói, cả đời học lắng nghe. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) để làm rõ những điều em đã “lắng nghe” được sau khi đọc hay nghe một số truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này.

Trả lời:

“Hai năm học nói, cả đời học lắng nghe”

Có một người đã từng nói với tôi “Trời ban tặng cho con người hai tai, hai mắt nhưng chỉ có một cái miệng, chính là muốn con người nghe nhiều hơn, nhìn nhiều hơn và nói ít đi”. Quả đúng là như vậy, khi đọc xong các truyện ngụ ngôn tôi càng thấy câu nói đó thật đáng ngẫm. Nếu anh thợ mộc trong “đẽo cày giữa đường” biết lắng nghe, có lập trường vững vàng hơn thì sẽ không phải dẫn đến kết cục bi thảm “bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch”. Hay chú ếch trong “ếch ngồi đáy giếng”, nếu chịu khó lắng nghe, không vỗ ngực khoe những điều chú cảm thấy sung sướng thì khi nghe Rùa kể về biển mênh mông, rộng lớn, Ếch sẽ không phải ngạc nhiên, thu mình rồi bối rối, hoảng hốt như vậy. Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết lắng nghe, biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta học hỏi và hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Câu 4: Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ.

Trả lời:

Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng.

Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vang. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết. Đúng là “tham thì thâm” mà, thật đáng đời!

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Củng cố và mở rộng Bài 6. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Vận dụng các câu tục ngữ mà em đã học để viết một đoạn văn ngắn trong đó:

a. Sử dụng ít nhất một câu tục ngữ?

b. Giải thích được câu tục ngữ mà em sử dụng?

Trả lời:

Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được ông cha ta gửi gắm qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ có hai nét nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên, xét về nghĩa đen, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hiểu đơn giản là mỗi người khi được thưởng thức hoa thơm quả ngọt, hãy nhớ đến người đã có công vun trồng, chăm sóc cây cối. Còn về nghĩa bóng, câu tục ngữ gửi gắm bài học về truyền thống biết ơn - một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Từ xa xưa cho đến ngày nay, lòng biết ơn vẫn luôn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy. Những việc làm như thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội để tưởng nhớ các bậc anh hùng. N hiều ngày lễ lớn nhằm tri ân một đối tượng cụ thể như mùng 8 tháng 3 - Quốc tế phụ nữ, 27 tháng 2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam, 27 tháng 7 - Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam, ngày 20 tháng 11 - Ngày nhà giáo Việt Nam... Nhân dân ta còn tổ chức nhiều lễ hội dịp đầu xuân như: lễ hội làng Thánh Gióng, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đống Đa… để tưởng nhớ các bậc anh hùng có công với đất nước. Tất cả những việc làm đó đều thể hiện được truyền thống biết ơn của dân tộc. Hiện nay, một số người lại có lối sống vô ơn, bội bạc. Họ chỉ biết chạy theo lối sống vật chất, mà bỏ qua những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Nhiều người sống bất hiếu với ông bà, cha mẹ. Có người còn là ra những việc gây ảnh hưởng cho đất nước. Điều đó thật đáng lên án và tránh xa. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã giúp mỗi người nhận ra được bài học quý giá. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta sống tử tế và tốt đẹp hơn.

4. Hỏi đáp về bài Củng cố, mở rộng Bài 6 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF