OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 2 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Nội dung Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn đã giúp các em cảm nhận, phân tích đặc điểm nổi bật của các bài thơ bốn chữ và năm chữ, đồng thời biết cách sáng tác, viết đoạn văn nêu cảm nhận về những nét đặc sắc và sự ấn tượng với một bài thơ bốn chữ, năm chữ cụ thể. Bài soạn Củng cố, mở rộng Bài 2 dưới đây sẽ giúp các em hệ thống lại phần kiến thức trong Bài 2. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại kiến thức các văn bản đã học

Một số yếu tố hình thức của thơ bốn chữ và thơ năm chữ:

- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ. Số lượng dùng trong mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không.

- Cách gieo vẫn trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ: vần thường được đặt ở cuối dòng, gọi là vận chân, vẫn có thể gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vần cách), cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp).

- Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2; thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên, nhịp thơ cũng có thể được ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện, hình ảnh thơ thường đang đi, gần gũi.

1.2. Ôn tập cách làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

1.2.1. Trước khi viết

a. Xác định đề tài và cảm xúc

- Có thể chọn bất cứ đề tài nào mà em yêu thích như nhà trường, gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước,...

- Ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến.

b. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc

- Sau khi đã xác định được đề tài và tình cảm, cảm xúc, em hãy tìm hình ảnh để thể hiện cảm xúc đó.

- Liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau và với con người để mạch cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên.

- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng đó, chẳng hạn niềm xúc động trước sự mong manh của áng mây trước gió, suy ngẫm về vòng tuần hoàn của các hiện tượng thiên nhiên,...

c. Tập gieo vần: Có thể gieo vần liền, vần cách, vần hỗn hợp.

1.2.2. Thực hành viết

- Suy nghĩ về đề tài mà em đã chọn: hình dung trong tâm trí các hình ảnh nổi bật, từng để lại cho em ấn tượng sâu đậm

- Xác định tình cảm, cảm xúc của em về đối tượng, lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với hình ảnh và tình cảm, cảm xúc.

- Những dòng tiếp theo có thể triển khai cụ thể hơn, chẳng hạn miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng, kể về đối tượng, có thể diễn đạt dưới hình thức tâm tình, trò chuyện với đối tượng.

- Sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm xúc, sử dụng từ láy và những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ,...

- Có thể kết thúc bài thơ theo nhiều cách khác nhau tạo những dòng thơ có hình ảnh ấn tượng, nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng,...để tạo dự âm trong người đọc.

1.2.3. Chỉnh sửa

- Sau khi đã hoàn thành, em hãy đọc lại thật kĩ bài thơ.

- Hãy kiểm tra xem bài thơ em vừa làm đã đáp ứng được các yêu cầu chung của bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ chưa.

- Có thể kiểm tra theo những gợi ý sau:

Yêu cầu đối với bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Hình thức

nghệ thuật

  Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn tiếng hoặc năm tiếng

  Các dòng thơ bắt vần với nhau (vần liền, vần cách, vần hỗn hợp)

  Nhịp thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc

  Hình ảnh để biểu đạt cảm xúc

  Biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm

Nội dung

  Tình cảm, cảm xúc của em

  Thông điệp mà em gửi gắm qua bài thơ

1.3. Ôn tập viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

1.3.1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. 

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

1.3.2. Các bước viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

* Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,..

b. Tìm ý

Em hãy thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý:

- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.

- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.

- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.

c. Lập dàn ý

Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:

- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.

* Viết bài

Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá  trình viết, hãy lưu ý:

- Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.

- Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn.

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn.

* Chỉnh sửa bài viết

Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

Nếu còn thiếu, hãy bổ sung.

Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh.

Khái quát được cảm xúc về bài thơ. 

Đọc lại câu văn cuối đoạn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.

Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

2. Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 2 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về đặc điểm của các bài thơ Đồng dao mùa xuân, Gặp lá cơm nếp.

Bài thơ

Nội dung chính

Đặc điểm nghệ thuật

Thể thơ

Vần

Nhịp

Hình ảnh

Biện pháp tu từ

 


Trả lời:

Bài thơ

Nội dung chính

Đặc điểm nghệ thuật

Thể thơ

Vần

Nhịp

Hình ảnh

Biện pháp tu từ

Đồng dao mùa xuân

Khắc họa vẻ đẹp của người lính hi sinh cả tuổi trẻ, tính mạng của mình để bảo vệ Tổ quốc

4 chữ

Vần cách

2/2

Giản dị, gần gũi gợi liên tưởng đến hình ảnh người lính trẻ

-Nói giảm nói tránh

- Liệt kê

- Điệp ngữ

Gặp lá cơm nếp

Thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với món ăn quê hương, với quê hương và với người mẹ thân yêu của mình

5 chữ

Vần liền

2/3, 3/2

Thân thuộc, giản dị, gợi tình cảm gia đình, quê hương cao đẹp

- So sánh

- Liệt kê

- Điệp ngữ

Câu 2: Nhà thơ Thế Lữ từng viết: “Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu”. Em hiểu câu thơ này như thế nào? Hãy chia sẻ cách hiểu của em với các bạn.

Trả lời:

Nhà thơ Thế Lữ từng viết:

“Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu”     

Ta có thể hiểu, thơ là một thể loại có nhiều cung bậc cảm xúc, trạng thái khác nhau, không bị lặp đi lặp lại một cách nhàm chán và mỗi người đều có cách cảm nhận riêng và thể hiện cảm xúc đó. Điều đó sẽ tạo nên nhưng nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật khác nhau cho mỗi bài thơ. 

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Củng cố và mở rộng Bài 2. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội dành cho những người lính đã hi sinh trong bài thơ Đồng dao mùa xuân SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức.

Trả lời:

Bài làm 1:

Bài thơ Đồng dao mùa xuân viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay. Văn bản thể hiện tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội của mình thể hiện qua các câu thơ “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Đó chính là sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Là sự sẻ chia khi cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận. Đó là những tình cảm cao đẹp của người lính cụ Hồ trong chiến đấu.

Bài làm 2:

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm đóng góp cho thơ hiện đại Việt Nam những "tượng đài" thơ bất hủ. Thơ Nguyễn khoa Điềm sâu sắc, suy tư, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình, chính luận. Trong bài thơ Đồng dao mùa xuân, tình cảm của những người lính dành cho đồng đội đã hi sinh là vô cùng sâu sắc. Câu thơ “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo” chính là sự đùm bọc, gắn bó như một phần linh hồn với cơ thể giữa chiến trường mưa bom, bão đạn. Đó cũng là sự sẻ chia kề vai sát cánh, dù đã hi sinh những vẫn luôn nhớ về. Đó thật sự là những tình cảm cao đẹp và thiêng liêng giữa những người lính cụ Hồ dành cho người đồng đội tử trận của họ.

4. Hỏi đáp về bài Củng cố, mở rộng Bài 2 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF