OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông - Ngữ văn 7

Banner-Video

Qua bài soạn giúp các em thấy được quang cảnh làng quê thôn dã, từ đó cảm nhận được vẻ đẹp hồn thơ thấm thiết tình yêu của Trần Nhân Tông. Ngoài ra, bài soạn giúp các em giải quyết bài tập 1 ở phần luyện tập trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Bức tranh cảnh vật làng quê trầm lặng mà không đìu hiu.
  • Thiên nhiên và con người hòa quyện một cách nên thơ.

1.2. Ý nghĩa

  • Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông - vị vua thi sĩ có tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị.

1.3. Nghệ thuật

  • Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo tạo nhịp thơ êm ái hài hòa.
  • Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, làm hiện lên hình ảnh thơ đầy thú vị.

  • Dụng cái hư làm nổi bật cái thực và ngược lại, qua đó khắc họa hình ảnh nên thơ, bình dị.

2. Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Về thể thơ, bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?

  • Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” giống bài “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt.
  • Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt gồm có 4 dòng thơ, ở mỗi dòng thơ có 7 tiếng, hiệp vần ở những tiếng cuối của các dòng 1, 2, 4 (yên – biên – điền).

Câu 2: Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thứ hai.

  • Cụm từ “bán vô bán hữu” có nghĩa là phong cảnh mờ ảo, nửa có nửa không, nửa thực nửa ảo.
  • Quang cảnh gợi lên: làng xóm đang chìm, mờ trong sương khói, cái thực, cái ảo tạo sự mơ màng, nên thơ.

Câu 3: Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết nào?

  • Cảnh vật được miêu tả lúc hoàng hôn, ánh mặt trời đã tắt nhưng vẫn còn nhìn được, có tiếng sáo, thấy cánh cò trắng đáp xuống ruộng, thôn xóm đã mờ ảo trong sương khói.

Câu 4: Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?

  • Cảnh tượng: thanh bình và thơ mộng, xóm làng và thôn quê vừa ảo vừa thực, tiếng sáo vọng, cánh cò trắng, buổi chiều muộn.
  • Tâm trạng tác giả: chìm đắm vào cảnh, ngắm nhìn, thưởng thức thiên nhiên.

Câu 5: Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nhận xét gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

  • Vua Trần Nhân Tông là một vị vua gắn bó máu thịt với làng quên, luôn quan tâm và gần gũi với người dân. ⇒ là một ông vua có tâm hồn và nhân cách cao đẹp.
  • Nhà Trần là một vương triều thân dân, gần gũi với nhân dân, luôn để cho nhân dân được hưởng cảnh thái bình, ấm no.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Về thế thơ, bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thế thơ đó và chỉ rõ những đặc điếm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?

  • Thể loại của bài thơ giống bài "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt.
    • Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

    • Số dòng: 4 dòng.

    • Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ.

    • Hiệp vần: 1 – 2 – 4: yên – biên – điền.

Câu 2. Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai. 
 
  • Cụm từ "bán vô bán hữu" (nửa như có nửa như không) có nghĩa là phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư.
  • Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.

Câu 3. Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết nào?

  • Trong bài thơ, cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà (lúc hoàng hôn).
  • Những chi tiết thể hiện
    • Trong khung cảnh có thể nghe thấy
      • Tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà
      • Những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước
      • Ở phía xa kia, các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực.

⇒ Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.

Câu 4. Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng cua tác giả trước cảnh tượng đó?

  • Cảm nhận về cảnh: Cảnh giản đơn đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao kì vĩ. Không núi cao sông rộng, không thời gian nghìn năm mây trắng còn bay. Không không gian vạn lí thiên, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà âm vang cả non sông đất nước.

  • Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

Câu 5. Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nhận xét gì thêm về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?
  • Như chúng ta đã biết, nơi ở của vua thường gắn với lầu son gác tía chứ không phải với đồng quê thôn dã. Song với vua Trần Nhân Tông thì hoàn toàn khác dù là một người có địa vị tốì cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê. Điều đó cho thấy vua Trần Nhân Tông thực sự là một ông vua có tâm hồn và nhân cách cao đẹp.
  • Mặt khác còn chứng minh cho chúng ta thấy nhà Trần là một trong những vương triều thâu dân, gần gũi với nhân dân, làm tốt cả để nhân dân được hưởng một cuộc sông ấm no, thái bình đúng như sử sách đã ca ngợi.

Bên cạnh bài soạn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra để nắm kĩ hơn về nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Từ việc đọc - hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tưởng tượng, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 - 6 dòng đế tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.

Gợi ý làm bài

  • Khi viết đoạn văn, chú ý miêu tả những chi tiết sau:
    • Mặt trời lặn, không gian mờ mờ sương và khói (của những nhà dân đang thổi cơm chiều).
    • Cảnh từng đôi cò trắng liệng xuống đồng.
    • Cảnh những xóm thôn xa xa mờ ảo.
  • Chú ý không miêu tả những con trâu vì lúc này trâu đã về hết, chỉ nghe tiếng sáo của mục đồng vẳng lại mà thôi.
  • Cần miêu tả để làm nổi bật được cảnh đồng quê. Có thể giả sử mình đang đứng trên lầu cao của phủ Thiên Trường để nhìn cảnh vật.

Đoạn văn mẫu

Ông mặt trời đã lặng lẽ lùi vào sau dãy núi. Những cánh cò trắng ngần chao nghiêng trên bầu trời, rồi từng đôi một đáp xuống cánh đồng. Bức tranh quê man mác, huyền ảo trong làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc. Xa xa, tiếng sáo vi vu, ngân nga của những mục đồng ngồi trên lưng trâu. Tiếng sáo ấy như khúc nhạc êm ả của đồng quê thôn dã dần nhừng chú trâu no kềnh về nhà nghỉ ngơi sau một ngày ăn cỏ thoả thích trên cánh đồng.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Để hiểu được ý nghĩa về bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF