OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập về phần Tập làm văn - Ngữ văn 7


Bài giảng Ôn tập về phần Tập làm văn giúp các em hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn biểu cảm và văn nghị luận. Các em cần chốt lại được những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Văn biểu cảm

a. Thế nào là văn bản biểu cảm

  • Văn bản biểu cảm xuất phát từ nhu cầu biểu lộ tình cảm của con người. Vì vậy văn biểu cảm viết ra để biểu đạt tình cảm, cảm xúc sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh, khơi gợi tình cảm, sự đồng cảm của người đọc.

b. Đặc điểm của văn biểu cảm

  • Có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng nào đó để gửi gắm tình cảm, tư tưởng (Biểu cảm gian tiếp).
  • Biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng (Biểu cảm trực tiếp).

c. Các yếu tố miêu tả trong văn bản biểu cảm

  • Yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm không nhằm mục đích tái hiện sự vật, hiện tượng mà khêu gợi cảm xúc và chịu sự chi phối của cảm xúc. Cho nên sự vật, hiện tượng trong văn biểu cảm hiện ra với hình dáng, màu sắc thấm đẫm tình cảm, cảm xúc của người viết.

d. Các yếu tố tự sự trong văn bản biểu cảm

  • Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm là tình cảm, cảm xúc phải có sự vật, sự việc cụ thể để bộc lộ gửi gắm. Sự vật thì nhờ yếu tố miêu tả, sự việc thì nhờ yếu tố tự sự.

e. Ngôn ngữ trong văn biểu cảm

  • Ngôn ngữ trong văn bản biểu cảm thường sử dụng các biên pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.

1.2. Văn nghị luận

  • Những yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận
    • Luận điểm: là vấn đề xuyên suốt văn bản, là linh hồn của bài văn nghị luận, có tác dụng thống nhất các đoạn văn trong văn bản thành một khối.
    • Dẫn chứng.
    • Lý lẽ.
    • Lập luận.
  • Nhiệm vụ của văn bản giải thích và văn chứng minh
Văn giải thích Văn chứng minh

- Vấn đề chưa rõ.

- Lí lẽ chủ yếu.

- Làm rõ bản chất vấn đề là như thế nào?

- Vấn đề đã rõ.

- Dẫn chứng chủ yếu.

- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề như thế nào?

ADMICRO
ADMICRO

2. Soạn bài Ôn tập về phần tập làm văn

Để hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn biểu cảm và văn nghị luận, các em có thể tham khảo thêm
bài soạn Ôn tập về phần tập làm văn.

3. Hỏi đáp Ôn tập về phần Tập làm văn

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF