OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang - Phí Trường Giang - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều


Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về ý nghĩa của “sới vật”, các quy định, nghi thức của “keo vật thờ” ở vùng đất Bắc Giang, HOC247 mời các em học sinh cùng tham khảo bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang thuộc sách Cánh Diều dưới đây. Đồng thời, bài tập minh họa giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức bài giảng. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Thể loại: 

- Văn bản thông tin.

b. Bố cục 

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “trên thế gian này”: Ý nghĩa của sới vật ở Bắc Giang

- Đoạn 2: Còn lại: Các quy định, nghi thức, ý nghĩa của “keo vật thờ”

c. Tóm tắt tác phẩm

Văn bản trình bày các quy định, nghi thức của “keo vật thờ” ở hội vật Bắc Giang. Ý nghĩa truyền thống sâu sắc của hội vật dân tộc.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Ý nghĩa của “sới vật” ở Bắc Giang

Sới vật hình tròn được đặt giữa sân đình hình vuông thể hiện quan niệm của dân gian vuông biểu hiện cho đất, tròn biểu hiện cho trời (trời tròn, đất vuông). Mặt khác, tròn là Mặt Trời, các đô vật thường là nam, biểu hiện cho tính dương. Thông qua đấu vật người ta mong dương vượng để có “mưa thuân gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”.

1.2.2. Các quy định, nghi thức của “keo vật thờ”

- Lựa chọn đô vật:

+ Đô vật phải là đô vật có tiếng trong vùng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật.

+ Ngoài ra, đô vật đó phải có tài năng đức độ, có bề dày thời gian cống hiến công lao cho phong trào vật trong vùng.

- Nghi lễ bái tổ:

+ Mở đầu hội vật, hai Đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng về tên tuổi, địa chỉ, thành tích đã đạt được, những sở trường trong thi đấu…

+ Khi tiếng trống chầu vang lên, hai Đô vật “mình trần đóng khố,” chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. Hiệu lệnh của trống chầu tiếp tục điểm, hai đô đứng vươn thẳng, hai tay vẫn chắp sườn nghênh diện. Tiếng trống chầu điểm lần thứ ba, họ chắp tay đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế 3 bước tiến lên, 3 bước lùi xuống.

- Nghi thức “xe đài”:

+ Nghi thức “xe đài” ở Bắc Giang đó là những tư thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”, hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”.

- Diễn biến keo vật thờ:

+ Những miếng đánh trong keo vật thờ được thể hiện rất chậm, người xem cảm nhận được như từng nhịp thở: Đâu là miếng bốc, đâu là miếng gồng; hay bất chợt đây là miếng mói, đó là miếng sườn …

+ Tất cả được hai Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt. Cái hay của keo vật thờ chính là ở chỗ có thể giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.

+ Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả hai Đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.

Keo vật thờ

1.2.3. Ý nghĩa hội vật ở Bắc Giang

- Keo vật thờ là trận đấu mở đầu hội vật, chỉ mang tính nghi lễ, diễn ra đẹp mắt, vui vẻ

- Hai Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt nhằm giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.

- Hội vật thể hiện truyền thống văn hóa và tôn vinh tinh thần thượng võ từ ngàn đời của dân tộc.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản đã trình bày những nét đặc trưng riêng biệt và ý nghĩa sâu sắc của hội vật ở Bắc Giang. Đồng thời thể hiện sự tự hào về phong tục văn hóa truyền thống đa dạng của đất nước Việt Nam.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.

- Nội dung cô đọng, ngắn gọn.

- Ngôn từ trong sáng, giản dị.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Dựa vào văn bản Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang - Phí Trường Giang, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều, em hãy thuyết minh về hội đấu vật mà em biết.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang - Phí Trường Giang, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để viết bài văn thuyết minh:

- Có thể tham khảo những nội dung chính sau:

+ Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu

+ Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật

Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động

Lời giải chi tiết:

Một trong những lễ hội mà tôi đã có dịp chứng kiến là lễ hội đấu vật. Đó là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của quê hương tôi.

Lễ hội đấu vật ở quê tôi thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại sẽ lựa chọn ra năm đô vật mạnh nhất đại diện cho thôn bước vào trận chung kết.

Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật cởi trần, mặc một chiếc quần đùi, tay buộc một chiếc khăn khác màu sắc để phân biệt. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di chuyển trên sàn để thăm do đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng.

Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Hai đô vật đã tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm. Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai… một… Hết giờ!” - đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Lúc đó, chiến thắng sẽ thuộc về đô vật khăn xanh. Mỗi một trận đấu vật đều diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.

Các trận đấu vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi cảm thấy yêu mến và tự hào về những con người của quê hương mình. Họ không chỉ khỏe khoắn, mạnh mẽ mà còn đầy tinh thần thượng võ.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang, các em cần:

+ Phân tích được ý nghĩa của “sới vật” ở Bắc Giang

+ Nắm được các quy định, nghi thức của “keo vật thờ”

+ Phân tích được ý nghĩa của của hội thi đấu vật ở Bắc Giang

Soạn bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Tác phẩm Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang đem đến những thông tin bổ ích về lễ hội đấu vật truyền thống gắn liền với đời sống tinh thần người dân Bắc Giang. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Tác phẩm Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang đã ca ngợi những nét đặc trưng riêng biệt và ý nghĩa sâu sắc của hội vật ở Bắc Giang. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF