OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Việt Nam quê hương ta - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Bài học Việt Nam quê hương ta dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, tràn đầy sức sống với những con người kiên cường trong chiến đấu, cần cù trong lao động, luôn mang trong mình tình nghĩa thủy chung. Cùng Học247 tham khảo nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị đọc

a. Tác giả:

- Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông-phơ-ra-băng, nước Lào.

- Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.

- Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.

- Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

b. Tìm hiểu từ khó:

- Trường Sơn: Dãy núi kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào, giáp Nghệ An đến cực Nam Trung Bộ của Việt Nam.

- Áo nâu: Là màu áo quen thuộc của người nông dân thuở xưa.

c. Đại ý:

Bài thơ ca ngợi những cảnh đẹp của quê hương. Qua đó thể hiện những phẩm chất đáng quý của người Việt Nam.

d. Bố cục: Có thể chia thành hai phần:

- Phần 1: Khổ thơ đầu -> Vẻ đẹp của cảnh sắc Việt Nam.

- Phần 2: Bốn khổ thơ còn lại -> Vẻ đẹp của con người Việt Nam.

1.2. Trải nghiệm cùng văn bản

a. Vẻ đẹp của cảnh sắc Việt Nam:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

- Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

-> Cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ.

b. Vẻ đẹp của con người Việt Nam:

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

 

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

 

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.

 

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

- Những phẩm chất đẹp của người Việt Nam:

+ Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn biết bao đời nay, đó là những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục

+ Đức tính cần cù, chịu thương chịu khó: Đó là những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn.

- Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

- Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ: Yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

-> Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác.

1.3. Tổng kết

- Về nội dung:

+ Thể hiện tình yêu đất nước tha thiết của nhà thơ.

+ Nhấn mạnh những vẻ đẹp của đất nước luôn trường tồn mãi với thời gian.

+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong lao động và chiến đấu.

- Về nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát hài hòa.

+ Ngôn ngữ thơ hàm súc, mang tính biểu cảm cao.

+ Hình ảnh giản dị, thân thuộc của làng quê Việt Nam vô cùng sinh động.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ hình ảnh "cánh cò" trong bài thơ Việt Nam quê hương ta, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của mình về cánh cò đối với làng quê Việt Nam.

a. Hướng dẫn giải:

- Thu thập những bài thơ có hình ảnh cánh cò.

- Cảm nhận của em với cánh cò trong bài thơ Việt Nam quê hương ta có sự đối sánh với những cánh cò trong những bài thơ khác. Từ đó rút ra suy nghĩ của bản thân về cánh cò đối với làng quê Việt Nam.

b. Lời giải chi tiết:

Ta bắt gặp hình ảnh cánh cò xuất hiện rất nhiều trong thơ văn Việt Nam từ xưa cho đến nay, cánh cò như người bạn thân thiết với nông dân, cánh cò sát cánh cùng nhân dân trong lao động sản xuất. Ta thấy những cánh cò dang rộng thả mình trên những đồng lúa vàng thơm mát, đó là một hình ảnh rất đỗi thanh bình và đẹp của quê hương. Những con cò ấy đã đến với tuổi thơ chúng ta một cách vô thức, tại sao lại như thế? Có lẽ bởi đó là những hình ảnh trong bài hát ru năm nào của mẹ đã ru chúng ta, chính lời ru ngọt ngào với những hình ảnh con cò ấy đã mang đến cho ta một hình ảnh con cò trong tiềm thức từ nhỏ. Hình ảnh con cò như hóa thân của người nông dân vậy, đó là cuộc đời lao động khổ cực và số phận thấp cổ bé họng. Cũng có lúc nó trở thành hình ảnh của những cô bé cậu bé, chẳng thế mà trên nhiều vùng ở đất nước ta khi người ta đẻ con ra vẫn hay đặt là cò. Có thể nói cánh có ấy không chỉ là cuộc sống bình thường của con cò mà nó là cả một ý nghĩa biểu tượng cho sự thanh bình, yên ổn. Không chỉ biểu tượng cho sự bình yên, cánh cò còn là biểu tượng cho hình ảnh người nông dân nghèo khổ, thấp cổ bé hỏng nhưng thật thà chất phác. Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Cánh cò mãi là hình ảnh gần gũi, thân quen với người nông dân.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam.

+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ Việt Nam quê hương ta.

Soạn bài Việt Nam quê hương ta

Bài học Việt Nam quê hương ta nhằm giúp các em cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên, con người Việt Nam. Từ đó, các em thêm tự hào về đất nước, dân tộc mình. Các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Việt Nam quê hương ta Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Việt Nam quê hương ta

Tác giả Nguyễn Đình Thi đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc từ những điều bình dị, thân thuộc nhất. Để cảm nhận về tình yêu này của nhà thơ, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về tác phẩm Việt Nam quê hương ta dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF