OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Bài học Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát dưới đây nhằm giúp các em nắm được các bước khi thực hành trình bày cảm xúc của bản thân trước một bài thơ lục bát mà em ấn tượng. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát là dùng ngôn ngữ nói của mình để trình bày lại bài viết cảm xúc về bài thơ lục bát mà em đã viết trước đó.

1.2. Các bước thực hiện

- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói:

+ Đề tài nói: cảm xúc về một bài thơ lục bát.

+ Không gian: lớp học, thời gian: 15 - 20 phút.

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu cảm xúc chung về bài thơ lục bát.

+ Thân bài: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát.

+ Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

- Bước 3: Luyện tập và trình bày:

+ Khi trình bày một bài thơ lục bát, học sinh cần:

+ Giới thiệu rõ tên bài thơ.

+ Đọc diễn cảm bài thơ.

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc những cảm xúc mà bài thơ đã gợi ra.

+ Nêu từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ để làm minh chứng.

+ Lựa chọn điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sau cho phù hợp với văn nói.

+ Sử dụng cách xưng hô và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp với đối tượng người nghe và sử dụng nội dung nói.

+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để thể hiện cảm xúc về bài thơ.

+ Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ, mời họ nêu câu hỏi…

- Bước 4: Trao đổi, đánh giá:

+ Bài chia sẻ có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc.

+ Trình bày rõ tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ.

+ Thể hiện rõ cảm xúc của người nói về bài thơ.

+ Dùng bằng chứng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của người nói.

+ Sử dụng động tác, ánh mắt (ngôn ngữ hình thể) và giọng nói phù hợp để góp phần thể hiện nội dung nói.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy thực hành trình bày cảm xúc của em về một bài thơ lục bát mà em biết.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn bài thơ lục bát mà em thích, nắm được nội dung kĩ.

- Cảm xúc của em có thể là: Vui, buồn, thán phục, trân trọng và yêu mến,...

b. Lời giải chi tiết:

Bài thơ "Về thăm mẹ" của tác giả Đinh Nam Khương gây ấn tượng và khiến em xúc động vô cùng vì đó là dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách. Mở đầu là câu thơ:

Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi

Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

Đã gợi ra hình ảnh mẹ gắn liền với hơi khói đượm hơi ấm mỗi buổi chiều tà. Khi mẹ vắng nhà, ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà thân thương, người con nhớ tới: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ, thì nay khi cũ rách rồi, thành "nón mê". Hay như chiếc áo tơi, từng qua bao buổi cày bừa với mẹ, tuy đã cũ mòn những vẫn còn "lủn củn khoác hờ người rơm"; "cái nơm hỏng vành",… Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con còn được tô đậm thêm trong hình ảnh: "Trái na cuối vụ mẹ dành phần con". Một trái na cuối vụ đã chín muộn ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho đứa con nơi xa. Như vậy, bài thơ lục bát "Về thăm mẹ" của Đinh Nam Khương đã tái hiện hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù, vất vả, lam lũ sớm chiều nhưng đầy tình yêu thương con. Đọc bài thơ này, em càng thấy yêu và thương mẹ mình hơn.

Đó chính là đức hi sinh của mẹ mà ta có nói đến bao nhiêu cũng không vơi cạn. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra). Cũng như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn, đồng sâu với mẹ nay tuy đã cùn mòn rồi vẫn còn lủn củn khoác hờ người rơm ( bù nhìn dùng để xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng). Cái nơm hỏng vành cũng thành “ngôi nhà” ấm cúng của mẹ con gà.

Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Biết cách trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

+ Có thái độ trân trọng, tự hào về những bài lục bát của dân tộc.

Soạn bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

Bài học Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát nhằm giúp các em nắm được các bước khi tiến hành trình bày cảm xúc của bản thân về một bài thơ lục bát đã học. Các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF